Bạo hành gia đình được biết đến ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Người ta tự hỏi, tình trạng này đang gia tăng hay thực chất đó chỉ là sự lên tiếng đồng loạt sau những chuỗi ngày chịu đựng và im lặng ?
Bạo hành gia đình được biết đến ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Người ta tự hỏi, tình trạng này đang gia tăng hay thực chất đó chỉ là sự lên tiếng đồng loạt sau những chuỗi ngày chịu đựng và im lặng ?
Bạo hành nhìn thấy
Chuyệnđã vượt ra khỏi ngưỡng cửa mỗi gia đình. Mới đây, UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chứchội thảo về các mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Một trong những địa điểm được chia sẻ là Trung tâm Tư vấn Tình cảm Linh Tâm (1900585808)-CLB chống bạo hành. Hai trong số những phụ nữ đến đây kể chuyện của mình…
Chị PTH- 42 tuổi (Cầu Giấy): Chồng tôi hơn tôi gần 20 tuổi, có tri thức, nhưng lại xử sự như một kẻ mất hết tính người. Ông ta thường xuyên đánh đập tôi một cách dã man: Lấy tay đấm vào đầu, lấy chân đạp vào bụng, bóp cổ tôi... Ông ấy coi tôi như con vật. Tôi nấu cơm ăn ông ấy bốc mùn cưa đổ vào nồi cơm. Tôi mua than tổ ong về dùng ông ấy xếp than vào giường ngủ của tôi và còn vứt cả cứt chó, tung bã mía lên giường... Tôi ăn bát cơm nguội ông ấy giằng lấy đổ vào hố xí, rồi túm tóc tôi nhấn vào hố xí 5-7 lần. Tôi vẫn chịu đựng vì thương hai đứa con. Nhưng đến ngày 1-3-2004 không thể chịu đựng hơn nữa, tôi đã kiên quyết gửi đơn xin ly hôn tại Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy.
Tuy nhiên, suốt 2 năm nay tôivẫn chưa được giải quyết. Tôi cũng đã gửi đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan, tổ chức... nhưng không có sự phản hồi. Bản thân tôi sức khỏe rất yếu, đến chốn nương thân cũng không có. Đêm đến tôi phải đi ngủ nhờ nhà hàng xóm. Tôi mong pháp luật can thiệp giúp đỡ tôi để phần đời còn lại của tôi được sống thanh thản như bao người phụ nữ khác...
Chị NTNN (Cầu Giấy): Tôi đã rất tin tưởng chồng tôi, một bác sĩ yêu gia đình. Nên khi phát hiện ra chồng tôi quan hệ với người đàn bà khác, tôi vô cùng suy sụp. Điều khiến tôi hết sức bất ngờ là chồng tôi không hề chối cãi, mà còn thú nhận là đã có một đứa con trai với cô ta. Tôi đề nghị chia taythì anh ta đã bóp cổ tôi và đẩy tôi ra sân.Sau đó anh ta thường xuyên khủng bố tinh thần tôi: Đặt máy ghi âm trong nhà, cố tình để cho tôi nhìn thấy những tờ giấy đánh dấu những ngày “quan hệ” với cô gái kia đểsinh con trai... Cô gái kia còn gọi điện và viết thư cho tôi cũng nhằm xoáy sâu vào nỗi đau bị phản bội của tôi. Thỉnh thoảng tôi lại phải chịu những trận đòn của chồng. Song đánh đập chỉ đau lúc đó, còn nỗi đau tinh thần thì cứ ngấm ngầm hành hạ tôi. Có những khi dắt xe ra đường mà tôi không thể định hướng được.
Tôi đã gửi đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy từ năm 2001 nhưng cho đến cuối năm 2005, mới “tạm thời” được tự do. Nói là “tạm thời” vì Tòa xử chia đôi căn nhà nên anh ta vẫn sống chung nhà với tôi. Một vụ ly hôn kéo dài 4 năm 4 tháng khiến cho tôi và các chị em hội viên LHPN quận Cầu Giấy rất bất bình. Nhìn thấy các công văn mà tôi buốt hết cả đầu, mất ngủ cả đêm cho nên bị chảy máu mắt ở trong, thị lực chỉ còn 3/10. Hiện giờ, tôi đã có một cô con gái nuôi ở bên cạnh để an ủi nhưng nỗi đau vì bị phản bội thì vẫn không bao giờ có thể nguôi được.
Bạo hành ở đô thị tinh vi hơn
Đó là điều khó ngờ nhưng có thật. Chị Hoàng Thị Kim Thanh, chuyên viên tư vấn đúc kết:
Năm qua, trong tổng số các cuộc gọi tới Trung tâmcó khoảng 13%liên quan đến bạo lực giới. Nhiều nạn nhân bị bạo hành cả thể xác, cả tinh thần và tình dục trong thời gian dài. Nhưng do tâm lý lo sợ và xấu hổ nên họ có xu hướng giấu kín hoặc giảm thiểu việc nói ra câu chuyện của mình. Thậm chí, nhiều chị, em không tin tưởng vào sự giúp đỡ của cộng đồng nên cứ âm thầm chịu đựng. Sự cam chịu này làm cho bạo lực ngày càng leo thang.Dạng bạo hành điển hình ở đô thị là bạo hành tinh thần, còn gọi là “ bạo hành ẩn”. Đây là dạngtinh vi và nếu không được giải quyết sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, dẫn tới tuyệt vọng. Tuy nhiên, nhận diện điều này thực không dễ: Cộng đồng thì cho là chuyện riêng; đôi khi nạn nhân cũng không biết là mình đang bị bạo hành.
Các chuyên viên tư vấn ngoài việc lắng nghe, chia sẻ còn ủng hộ giúp cho các nạn nhân tin vào bản thân và xã hội. Điều này làm tăng thêm sức mạnh cho họ, để họ có thể dũng cảm đương đầu với sự bất công. Ngoài ra, chị em còn được cung cấp kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cách thức tiếp cận với các nguồn lực xã hội để thoát khỏi sự bế tắc. Với mục tiêu giúp đỡ cho các nạn nhân, Trung tâm cũng đã thành lập CLB Chống bạo hành từ năm 2005. Hiện nay có khoảng từ 25 đến 30 thành viên tham gia sinh hoạt, trong đó 80% là các nạn nhân bị bạo hành và 20% làcán bộ hội phụ nữ các phường . Hoạt động câu lạc bộ được tiến hành mỗi tháng 1 lần. Thông qua hình thức như: chơi trò chơi, hát, kể chuyện bằng các đồ vật hoặc con rối, đóng kịch... chị em đã được giải tỏa tâm lý, hiểu biết rõ hơn về thực chất tình trạng bị bạo hành của mình, cùng tìm ra giải pháp tích cực.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.