(HNMO)- Sáng nay ( 11/11), tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã khai mạc Hội nghị-Hội thảo Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam.
Báo cáo Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 cho thấy, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác gia đình đã có sự chuyển biến, tích cực chỉ đạo xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản thực hiện Chiến lược phù hợp với tình hình địa phương; đưa mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược vào các tiêu chí, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhiều bộ, ngành và các tỉnh, thành đã chỉ đạo bổ sung các tiêu chí xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vào hương ước, quy ước, đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá…
Bên cạnh đó, công tác gia đình ngày càng nhận được sự quan tâm và phối hợp của các ngành, đoàn thể, chủ động triển khai thực hiện các nội dung của công tác gia đình gắn với hoạt động của ngành; đẩy mạnh phối hợp hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới…
Các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Cụ thể, 90% hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; 90% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; hàng năm trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo lực gia đình, có người mắc tệ nạn xã hội…
Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Ở mục tiêu này, có 80% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 85% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con cháu là trai hay gái; 85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông bà, chăm sóc cha mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; 95% hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình…
Về mục tiêu nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định, đã có 90% hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật, phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo; 90% hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiê tai, khủng hoảng kinh tế. Hàng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.
Báo cáo Tổng kết Kế hoạch thực hiện Bình đẳng giới trong gia đình cũng cho thấy, với 13 chỉ tiêu được xây dựng như là những tiêu chí để vừa khơi gợi ra những vấn đề cần quan tâm, vừa là thước đo để đánh giá hiệu quả của những hoạt động trong thực tế, đa số các tỉnh, thành phố đều bước đầu có những hành động cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu này. 8/13 chỉ tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành với tỉ lệ từ 50% số tỉnh, thành phố trở lên, trong đó chỉ tiêu có số tỉnh, thành phố hoàn thành là 24 tỉnh, thành phố cao nhất là công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.
Báo cáo Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 cho thấy, công tác gia đình ngày càng nhận được sự quan tâm và phối hợp của các ngành, đoàn thể, chủ động triển khai thực hiện các nội dung của công tác gia đình gắn với hoạt động của ngành; đẩy mạnh phối hợp hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới… 90% hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; 90% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; hàng năm trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo lực gia đình, có người mắc tệ nạn xã hội…
Có 80% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 85% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con cháu là trai hay gái; 85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông bà, chăm sóc cha mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; 95% hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình…
Về mục tiêu nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định, đã có 90% hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật, phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo; 90% hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiê tai, khủng hoảng kinh tế. Hàng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.
Phương hướng thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2016-2020 tiếp tục chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự chỉ đoạ của chính quyền các cấp, đưa công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội hàng năm; Tăng cường kiểm tra việc thực thi và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình; Tập trung hoàn thiện các chỉ số, chỉ báo thu thập số liệu về gia đình, bạo lực gia đình kịp thời, chính xác phục vụ cho tham mưu, hoạch định chính sách về gia đình; Đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục, đa dạng hình thức truyền thông; chú trọng tuyên truyền gương điển hình, phê phán hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, ngăn ngừa các thông tin và sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập vào gia đình, gắn tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình với việc tuyên truyền thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.