Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sau niềm vui là nỗi lo!

Bảo Nga - Ngọc Thủy| 10/03/2011 07:38

(HNM) - Trong những ngày qua, thông tin về việc

Bà Nguyễn Lan Anh (phường Nhân Chính, quận Cầu Giấy): Cần xử lý nghiêm những doanh nghiệp xuất khẩu lao động "chui"
Đằng sau niềm vui ngày trở về, hàng nghìn lao động đang đứng trước những nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Đáng buồn hơn, từ sự kiện này, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt doanh nghiệp không có giấy phép xuất khẩu lao động. Mặc dù chỉ có 11 doanh nghiệp được cấp phép khai thác thị trường lao động tại Libya, song trên thực tế có tới hơn 20 doanh nghiệp tham gia đưa lao động sang đất nước này. Để đưa được lao động sang Libya, các doanh nghiệp không có giấy phép đã gửi lao động cho các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động. Không ít trường hợp doanh nghiệp có giấy phép tự làm thủ tục đưa lao động sang Libya, không báo cáo Cục Quản lý lao động nước ngoài. Một số lượng lớn lao động được xuất khẩu "chui" sang Libya đã bị chủ sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm, buộc Chính phủ và các cơ quan chức năng mở cuộc "giải cứu". Qua đây, các cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản lý xuất khẩu lao động.

Lamphuong78@yahoo...: Chú trọng tạo việc làm trong nước
Theo tôi, tạo công ăn việc làm ổn định trong nước phải là mục tiêu hàng đầu. Nếu lao động được đào tạo cơ bản, được bố trí việc làm trong nước với thu nhập tương xứng, chắc chắn số lượng người đi lao động tại nước ngoài sẽ giảm. Không thể kể hết những khó khăn mà lao động Việt Nam tại Libya đã gặp phải nơi đất khách quê người, từ rào cản ngôn ngữ, tập quán, nạn ngược đãi, phân biệt đối xử, tai nạn lao động... Do vậy, ngoài việc chú trọng khâu đào tạo nghề cho người lao động, cần tạo lập nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển, từ đó thu hút lao động làm việc ngay trong nước.

Ông Phạm Bá Hoàn (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai): Lo gánh nặng nợ nần
Trở về an toàn là may mắn của những người lao động Việt Nam ở Libya, song nỗi lo chung của nhiều người là lấy đâu tiền để trả cho chi phí để được đi xuất khẩu lao động. Libya được xem là nơi có thu nhập ổn định, ít rủi ro, tay nghề không yêu cầu quá cao, nên từ năm 2010 đến nay đã ưu tiên, dành riêng cho lao động ở các huyện nghèo. Với chi phí khoảng 40 triệu đồng một người trước khi đi là một khoản tiền lớn, hầu hết người lao động phải vay ngân hàng hoặc vay doanh nghiệp xuất khẩu lao động và phải trả bằng lương hàng tháng. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết đối với các trường hợp lao động xuất khẩu có vay nợ ngân hàng, Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội đã kiến nghị cho khoanh và giãn nợ. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở các địa phương cũng đang bổ sung chính sách để hỗ trợ những đối tượng này. Hơn nữa, các ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động được vay khoản mới để xuất khẩu lao động sang nước thứ ba cũng là một cách làm hiệu quả để người lao động vượt qua khó khăn và ngân hàng cũng có điều kiện thu hồi vốn.

Bà Lê Thị Vân Anh (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân): Bảo đảm quyền lợi cho người lao động
Theo tôi được biết, thiệt hại lớn nhất trong vụ việc này là những người lao động mới được đưa sang Libya. Nhiều lao động còn bị chủ sử dụng nợ lương, chưa được thanh toán đồng nào, nay phải ra về trắng tay. Sau khi tình hình ổn định trở lại, ngành chức năng cần đàm phán với các cơ quan có trách nhiệm của Libya để thay mặt người lao động đòi khoản tiền lương chưa được thanh toán, nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động Việt Nam. Đối với những lao động đã làm việc từ 1 năm trở lên, có tiền lương hằng tháng chuyển về tài khoản các công ty xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp cần tính toán, giải quyết kịp thời để họ ổn định cuộc sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sau niềm vui là nỗi lo!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.