Cho rằng việc đào hầm rất nguy hiểm với cả người dân sống xung quanh và bản thân Bí thư Liếc, Phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam đã chỉ đạo kiểm tra, đồng thời động viên chủ nhân lấp hầm.
ỉnh uỷ Quảng Nam đã chỉ đạo kiểm tra, đồng thời động viên chủ nhân lấp hầm.
Đường hầm xuyên qua núi được ông Liếc cho người đào từ năm 2009 đến nay. Ảnh: Tiến Hùng. |
Ngày 23/3, ông Phan Việt Cường, Phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam, cho biết đã chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy lên Tây Giang kiểm tra việc ông Bríu Liếc, Bí thư huyện này đào hầm xuyên núi. Trước tiên, cần xem việc đào hầm có xin phép không rồi mới có hướng xử lý tiếp theo.
"Việc đào hầm rất nguy hiểm cho cá nhân ông Liếc và tất cả mọi người. Đá lở sẽ ảnh hưởng dân cư đi lại và người đào hầm. Trẻ em, kể cả người lớn vô tình đi vào trong đó, hầm sập xuống thì sao. Tôi đã động viên ông Liếc lấp lại, còn nếu ông không chấp hành thì sẽ có giải pháp khác", ông Cường cho hay.
Ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, nói không hề biết chuyện Bí thư Tây Giang đào hầm xuyên núi. “Dù là núi của ai đi chăng nữa cũng phải xin phép vì đào hầm làm thay đổi hiện trạng. Trường hợp Trưởng phòng Tài nguyên huyện không biết việc này thì chắc chắn là trái phép”, ông Viễn khẳng định.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Xây dựng Quảng Nam cũng “không nhận được hồ sơ thiết kế hay giấy phép xin đào hầm của Bí thư Tây Giang”.
Theo Bí thư Bríu Liếc, việc đào hầm bắt đầu từ năm 2009, xuyên qua ngọn núi nhỏ nằm ngay sau biệt thự của gia đình ông. Đường hầm hình vòng cung dài gần 100 m, rộng hơn 1,5 m và cao khoảng 2 m, đang trong giai đoạn thô. Bên trong hầm gồm nhiều ngóc ngách, vương vãi đất đá chưa được vận chuyển hết ra ngoài, các dụng cụ thi công nằm la liệt.
Người dân cho hay, việc đào hầm đã ngưng cách đây ít tháng, khi có đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam lên làm việc với huyện. Do tình trạng khai thác vàng trái phép đang xảy ra ồ ạt ở địa phương này nên một số người dân nghi ngờ đường hầm được đào nhằm tìm kiếm vàng.
Tuy nhiên, ông Bríu Liếc phủ nhận việc đào núi để khai thác vàng và cho rằng đó là hầm rượu. “Đến lúc về hưu, không có việc gì làm nên nấu rượu mang vào đó chôn rồi mời bạn bè đến uống”, ông Liếc nói và khẳng định khu vực này là đất của ông, việc đào hầm xuyên núi không hề vi phạm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.