Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phòng ngộ độc sắn

Tư Văn| 04/10/2021 07:41

(HNM) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong củ sắn tươi có chứa một chất cực độc có thể gây nguy hại đến tính mạng con người là a xít cyanhydric, viết tắt là HCN. Đây là loại a xít sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... nếu nặng sẽ gây tử vong.

Hàm lượng HCN trong sắn khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Sắn cao sản, sắn đắng (là loại có thân xanh vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, lá rũ, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục) chứa hàm lượng HCN cao hơn sắn ngọt (thân đỏ, cuống lá màu tím và củ có vỏ lụa màu hồng tím). Sắn cao sản thường được dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, ăn vào rất dễ bị ngộ độc cấp tính. Liều gây độc cho một người lớn là 20mg HCN, liều gây chết người 50mg HCN cho 50kg thể trọng. Chỉ sau 1-3 giờ, người ăn đã có khả năng biểu hiện ngộ độc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, HCN là loại a xít dễ bay hơi và tan trong nước, do đó việc thải chất độc trong sắn cũng đơn giản hơn và mọi người nên lưu ý cẩn trọng trong việc ăn sắn, chế biến đúng cách để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Theo đó, khi ăn sắn phải lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đây là những phần chứa nhiều độc tố. Ngâm trong nước sạch càng lâu càng tốt, rồi rửa sạch nhiều lần. Khi luộc, cần mở nắp mục đích để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi. Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cát.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng ngộ độc sắn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.