Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phố Nguyễn Thiếp

ANHTHU| 06/06/2004 08:38

Tên một phố dài 272m đi từ phố Nguyễn Trung Trực, cắt phố Hàng Đậu, phố Gầm Cầu đến phố Hàng Khoai, nối tiếp phố Nguyễn Thiện Thuật thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Đuyrăngtông (Rue Duranton). Sau năm 1945, phố đổi thành phố Nguyễn Mậu Kiến. Đến năm 1947 được đổi là phố Nguyễn Thiếp

Phố Nguyễn Thiếp
Ảnh: P.Thảo

Tên một phố dài 272m đi từ phố Nguyễn Trung Trực, cắt phố Hàng Đậu, phố Gầm Cầu đến phố Hàng Khoai, nối tiếp phố Nguyễn Thiện Thuật thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Đuyrăngtông (Rue Duranton). Sau năm 1945, phố đổi thành phố Nguyễn Mậu Kiến. Đến năm 1947 được đổi là phố Nguyễn Thiếp

Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là Tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương. Tại nhà số 27 có chùa Bà Móc, nơi có tấm bia tạc năm 1795, Cảnh Thịnh thứ tư, ở nhà số 2 Gầm Cầu còn có ngôi đình của thôn Phúc Lâm. Vào thời Lê, khi sông Hồng còn ở phía trong đê, tại khu đất này có một cái bến gọi là bến Bà Móc (gọi theo tên Chùa)

Phố mang tên Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là La Sơn Phu Tử, người làng Nguyệt áo, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Hương cống, làm quan Tri huyện và Huấn đạo 12 năm, sau đó về ở ẩn ở núi Thiên Nhẫn. Được vua Quang Trung hỏi kế đánh quân Thanh, sau giao giữ chức Viện trưởng Viện Sùng Chính, chuyên phụ trách biên dịch sách kinh, truyện chữ Hán ra chữ Nôm, đồng thời uỷ quyền cho ông nghiên cứu kế hoạch xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An. Khi cơ nghiệp Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn mời ông là ra làm quan nhưng ông từ chối. Ông mất năm 1804

Trích Từ điển đường phố Hà Nội

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Thiếp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.