Một cảnh quay trong phim "Sống trong sợ hãi"Một Chuyện của Pao với những hình ảnh miền núi đẹp hoang dã, một Đường thư với cách nhìn mới về sự đóng góp của người lính... Đó là ví dụ về ấn tượng trong những phim gần đây của các đạo diễn trẻ. Để phát huy sự sáng tạo họ, Ban Lý luận-Phê bình (LLPB) và CLB Báo chí-LLPB của Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Phim của các đạo diễn trẻ”. Nhiều ý kiến được ghi nhận rất đáng lư
u tâm.
“Đương sự” nói gì?
* Bùi Thạc Chuyên (đạo diễn phim “Sống trong sợ hãi”): Năm 1992 tôi bắt đầu làm phim truyền hình. Rất đông khán giả nhưng vẫn cảm thấy không sướng. Lúc ấy chỉ mong được làm phim nhựa, rồi được làm thì sướng lắm, nhưng lại không có khán giả. Có phim rồi thì làm gì để thu hút người xem vẫn là một câu hỏi lớn? Anh Đào Duy Phúc làm phim sướng nhất: vừa là phim nhựa lại vừa có khán giả (cười).
Theo tôi, bộ phim nào cũng tốt. Chúng tôi làm tất cả những gì được làm. Chỉ khi nào trước một kịch bản không tìm được hướng đi, không xử lý thỏa đáng như mong muốn thì chúng tôi mới từ chối.
Đối với phim Sống trong sợ hãi, theo tôi mức độ dữ dội như thế làđủ. Sự thản nhiên ở mảnh đất ấy ám ảnh tôi. Mọi thứ dường nhưđều phải kiềm chế.
* Đào Duy Phúc (đạo diễn phim “2 trong 1”): Tôi nghĩ làm phim giải trí không phải là xấu, miễn là nó phải hay. Tôi nhớ khi còn ở trường, được dạy phải làm thợ trước khi muốn làm cái gì mới lạ, đặc biệt.
Tôi làm Chiến dịch trái tim bên phải cũng chỉ nhận được sự hưởng ứng của khán giả trong vài ngày ngắn ngủi. Tôi chia sẻ với anh Chuyên vì Sống trong sợ hãi của anh rất hay mà chưa có cách gì kéo khán giả tới rạp đông. Đạo diễn trẻ luôn băn khoăn: làm thế nào để phim có khán giả? Đến khi hãng Thiên Ngân mời làm 2 trong 1, tôi nhận lời và sử dụng “nghề” của mình để tạo nên một bộ phim được công chúng đón nhận.
* Bùi Tuấn Dũng (đạo diễn phim “Đường thư”): Làm một bộ phim đầu tay giống như ra pháp trường vậy. Đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái đều thấy áp lực. Mà lớn nhất là áp lực từ phía người xem.Chúng tôi chỉ biết luôn cố gắng hết sức.
* Ngô Quang Hải (đạo diễn phim “Chuyện của Pao” ):
Mỗi bộ phim có một lối nhìn riêng về thế giới chúng ta đang sống. Làđạo diễn trẻ, tôi tâm niệm phải làm vai trò đầu mối kết hợp người giỏi ở các lĩnh vực, cùng nhau làm nên phim hay.
Một cảnh trong phim "Chuyện của Pao"
* Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Xem Chuyện của Pao, Đường thư, Sống trong sợ hãi, 2 trong 1 của các đạo diễn trẻ, tôi thấy mình có thêm cảm hứng sáng tạo. Trong bối cảnh điện ảnh chịu nhiều thách thức như hiện nay, các đạo diễn trẻđã dũng cảm lao vào thử thách, khó khăn là không ít. Tôi rất trân trọng họ. Chúng ta không nên so sánh phim của họ với những bộ phim đã thành công khác. Họ có cách suy nghĩ của họ, mới mẻ, đầy khát vọng. Động viên không phải là vấn đề “xoa đầu”, sức trẻ rất đáng học tập.
* NSND Trần Thế Dân: Tôi có cảm giác trẻ trung khixem phim của họ. Cái mới thể hiện ở giọng điệu, nhưở phim của Chuyên: biết tiết chế, nói cuộc sống một cách bình thản... Thế hệ tôi đôi khi không nghĩ và làm được thế.
* Đạo diễn Phi Tiến Sơn : Tôi bất ngờ do cách tiếp cận cuộc sống của họ, êm ái, chân thực, tôn trọng người xem hơn. Đạo diễn, nhất làđạo diễn trẻ gặp áp lực là chuyện thường, vấn đề là nội lực. Tôi thấy họđã không nhượng bộ với sự dễ dãi. Tuy nhiên, khó khăn với họ là phát hành. Ví như phim của Chuyên, chúng tôi đang bắt tay với Hãng phim Thiên Ngân đểđưa phim tới với công chúng.
* Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát:Phim của đạo diễn trẻ có nét mới rất cần được tôn trọng. Cái kết trong Chuyện của Pao (với những thông tin về nhân vật thực ngoài đời) có thể là sáng tạo của Hải. Chuyên cũng vậy, sự “không đẩy tới” trong số phận của các nhân vật là do ý đồ từđầu của đạo diễn, chứ không phải là không biết khai thác... Thời gian tới, các đạo diễn trẻ nên quan tâm nhiều hơn đến các văn bản luật liên quan. Đó là cách để các bạn chủđộng bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời để công việc sáng tạo được tốt hơn.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.