Mới đây, dựa trên những hình ảnh do kính thiên văn vũ trụ Huble chụp được, các nhà khoa học đã phát hiện một thiên hà có hình dạng móc câu khá kỳ lạ.
Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, dải thiên hà có ký hiệu là NGC4696 này có thể nói là một “dị nhân” so với những thiên hà bầu dục khác.
Vì rằng, thông thường, những thiên hà bầu dục thường là hình tròn, trông giống như một quyển sáng. Hơn nữa, khi phần lớn bụi và chất khí ở các thiên hà này va chạm với nhau, tạo thành các tinh vân sẽ xuất hiện những vụ nổ tạm thời.
Những quá trình này sẽ làm cạn kiệt năng lượng của những thiên hà trẻ, khiến chúng không còn đủ chất khí cung cấp cho việc hình thành các ngôi sao. Và sau đó những thiên hà này sẽ dần dần già đi và cùng với đó chúng sẽ tối dần đi.
Tuy nhiên, với thiên hà NGC4696 quá trình lại không diễn ra theo những quy luật thông thường như vậy.
NGC4696 không chỉ là một quyển sáng đơn thuần mà còn có một dải vật chất dạng sợi nhiều màu sắc bao quanh bề mặt của nó, tạo thành kết cấu hình móc câu đặc biệt của thiên hà này. Trên thực tế, những kết cấu dạng sợi này chính là những dải bụi cực lớn, với đường kính khoảng 30 ngàn năm ánh sáng.
Ngoài ra, theo quan sát của các nhà khoa học, ở khu vực trung tâm của thiên hà này còn tồn tại một lỗ đen với lượng vật chất cực lớn. Các nhà khoa học cho rằng, những lỗ đen này có thể đang phóng những dòng vật chất ra bên ngoài với tốc độ ngang ngửa tốc độ ánh sáng.
Khi quan sát dưới tia X-quang, có thể nhìn thấy những khe hở bên trong dải thiên hà. Điều này cho thấy, những dòng vật chất đang được phóng ra này mang theo một năng lượng cực kỳ lớn.
Rõ ràng, vũ trụ vẫn đang hàm chứa rất nhiều bí mật và những khám phá của các nhà khoa học vẫn đang đưa nhân loại đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.