(HNMO) - Ngày 24/8, các nhà thiên văn học châu Âu cho biết, họ đã phát hiện thấy một ngôi sao xa có ít nhất 5 hành tinh có quỹ đạo quay quanh nó.
Đây là phát hiện lớn nhất về hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời kể từ khi phát hiện lần đầu được ghi nhận cách đây 15 năm.
Các nhà khoa học cho biết, ngôi sao này tương tự như hệ mặt trời của chúng ta và đội hình hành tinh của nó có một đường song song hấp dẫn với hệ mặt trời của chúng ta, dẫu rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này gợi mở rằng nó có thể "cùng một mái nhà" với hệ mặt trời của chúng ta.
Ngôi sao mà các nhà khoa học nghiên cứu được đặt tên là HD 10180, nó cách chúng ta 127 năm ánh sáng và nằm về phía nam của chòm sao Hydrus, một con rắn nước đực, Trạm quan sát nam Âu (ESO) cho biết trong một thông cáo báo chí.
Các hành tinh đã được phát hiện qua 6 năm nhờ sử dụng một thiết bị bắt và phân tích các tín hiệu ánh sáng mạnh nhất hiện nay đang được đặt tại đài quan sát của ESO tại La Silla, Chile.
Cách thức này bao gồm việc quan sát 1 ngôi sao và xem ánh sáng của nó tới trái đất như thế nào để đánh giá sức hút trọng trường của một hành tinh trôi ngang qua.
Những dao động nhỏ trong ánh sáng sau đó có thể được sử dụng như là một chỉ báo để tính toán kích cỡ của hành tinh trôi ngang qua.
5 hành tinh được phát hiện có kích thước rất lớn, tương đương kích thước của sao Hải Vương, mặc dù chúng quay quanh quỹ đạo ở một phạm vi khác hơn so với mặt trời của chúng ta, với "một năm" mất từ 6 đến 600 ngày.
Các nhà thiên văn học cũng đã phát hiện ra bằng chứng "như trêu ngươi" rằng có 2 hành tinh ứng viên khác đang ở đó.
Một trong số này có thể là một hành tinh rất lớn, với kích thước bằng sao Hải Vương, quỹ đạo là 2.200 ngày. Hành tinh còn lại có kích thước gấp 1,4 lần trái đất, là hành tinh ngoài hệ mặt trời nhỏ nhất được phát hiện.
Nếu được xác nhận, điều này sẽ đưa hệ ngôi sao ở xa kia lên 7 hành tinh, so với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.
Có tổng số 402 ngôi sao với các hành tinh đã được ghi nhận từ lần phát hiện đầu tiên vào năm 1995, theo Phòng thí nghiệm phản lực đẩy (JPL) của NASA. Số lượng các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời là 472.
Dẫu vậy, không một hành tinh nào giống ở mức rất nhỏ so với trái đất.
Christophe Lovis, nhà thiên văn học của ESO cho biết, sự hiểu biết của con người đang tiến rất nhanh.
"Chúng ta giờ đang bước vào kỷ nguyên mới về nghiên cứu các hành tinh ngoài hệ mặt trời - nghiên cứu các hệ hành tinh phức tạp và không chỉ bao gồm những hành tinh đơn lẻ. Những nghiên cứu về sự vận động hành tinh trong hệ mới hé mở những sự tương tác hấp dẫn phức tạp giữa các hành tinh và mang lại cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về sự tiến hóa lâu dài của hệ này", ông nói.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.