Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những thiếu gia tỉnh lẻ

TRONGQUANG| 03/08/2008 21:59

(HNMO) - Không mạnh mẽ, sành điệu như sinh viên, nhưng học sinh cũng có cách riêng để thể hiện mình có “đẳng cấp” bằng vô số những cuộc chơi tình yêu, đua xe, lô đề. . . và cái ước mơ “đẳng cấp” ấy bây giờ đang như một căn bệnh lan nhanh trong một bộ phận lứa tuổi học trò không chỉ ở Thành phố, mà cả ở nông thôn với hình ảnh của các thiếu gia tỉnh lẻ.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

(HNMO)

- Không mạnh mẽ, sành điệu như sinh viên, nhưng học sinh cũng có cách riêng để thể hiện mình có “đẳng cấp” bằng vô số những cuộc chơi tình yêu, đua xe, lô đề. . . và cái ước mơ “đẳng cấp” ấy bây giờ đang như một căn bệnh lan nhanh trong một bộ phận lứa tuổi học trò không chỉ ở Thành phố, mà cả ở nông thôn với hình ảnh của các thiếu gia tỉnh lẻ.

"Học đòi" dân sành điệu

Nói đến nông thôn chắc hẳn ai cũng nghĩ đến một sự bình yên cả về không khí và con người. ở đó có rặng tre xanh, những đứa trẻ chăn trâu cắt cỏ bên bờ sông. Nhưng ngày nay sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã lan rộng cùng với việc bùng nổ của công nghệ thông tin kéo theo sự thay đổi nhiều mặt ở nông thôn. Nếu trước kia tivi, xe máy hiếm thấy, thì nay những vật dụng đó đã trở nên phổ biến. Các cậu bé ở nông thôn xưa chỉ biết chơi khăng, chơi quay, quen với việc chăn trâu thì nay cũng đã khác. Trên những bờ đê, ngoài cánh đồng bây giờ thật hiếm thấy trẻ đi chăn trâu, nhưng cứ vào quán internet, bàn bi-a thì không thiếu những học sinh - đang ở tuổi teen, mắt chăm chú nhìn màn hình, tay thoăn thoắt trên những bàn phím. Họ vào đó không phải là để đọc sách báo, tìm tài liệu học tập, mà để “mở mang kiến thức” trong thế giới “games, để chổ tài bắn súng, nhảy au. . . để không bị gọi là “người cổ lỗ sĩ” trong thời đại @, một số khác thì vào đó để tán ngẫu rồi yêu đương qua mạng. Những tay gọi là dân chơi có điều kiện hơn một chút thì chơi lô đề hoặc chơi games thâu đêm suốt sáng và đã ngồi lâu như vậy thì cần phải được “tiếp sức”. Thế là kèm theo các dịch vụ ăn đêm song hành cùng với internet. Các chủ hàng net và trông máy vừa trở thành những người phục vụ hàng ăn như bánh mỳ, cơm hộp, hoa quả, cà phê... và quen thuộc nhất là thuốc lá cho các công tử miền quê...

Một kiểu ăn chơi nữa thường thấy ở quêđó là lối ăn mặc không giống ai của các cậu ấm. N “đen” mới chỉ là học sinh lớp 9 nhưng cách ăn mặc thì không ai nghĩ rằng cậu ta là học sinh THCS. Với bộ vét trắng phá cách, giầy tây cũng trắng, tóc được nhuộm điểm sương, một màu trắng toàn thân như vậy đi trong bóng tối khiến người ta dễ nhầm tưởng là bóng ma, hoặc những cái quần hoa sặc sỡ, những chiếc áo phông được vá thêm vài mảnh khác màu như những “nét chấm phá” trong một bức tranh sáng màu.

Không có điều kiện ăn chơi sành điệu như các “thiếu gia” ở thành phố, những cuộc ăn chơi của các công tử miền quê thua xa các "thanh niên thành phố" về mức độ hoành tráng và tốn kém. Tuy nhiên,các cậu ấm ở nông thôn có tài học đòi và bắt chước, nhái theo rất nhanh: Cũng giày, cũng dép mác hàng hiệu, nhưng là đồ Tàu, cũng khoác trên mình những "bộ cánh" kiểu hiphop xong tất cả chỉ là "hàng chợ".Không có laptop,không xe ga,hay điện thoại di động hàng xịn, thì những con "ngựa sắt" made in China và nhưng điện thoại thông thường khi tới tay họ cũng được sửa sang, nâng cấp bằng cách dán hoa văn,thay vỏ với ý tưởng làm cho chúng trở thành "hàng độc".Điện thoại là để liên lạc, trao đổi thông tin nhưng các cậu ấm thì không dùng điện thoại với mục đích như vậy.Mà ngược lại,dùng để oai.Thành "trọc"- học sinh lớp 11A3 (trường ƯH -HT) nói:"Em dùng điện thoại cũng chỉ nhắn tin, gọi điện cho vui chứ không có việc gì quan trọng lắm.Với lại sống trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thế này mà không có một chiếc điện thoại thì quê quá".

Dân chơi không chỉ có tiền...

Những thanh niên chịu "xuống ruộng" giờ đây không còn nhiều như trước

“ Ăn chơi không sợ tốn kém” – Vẫn biết là như vậy. Tuy nhiên, tiền cũng mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa bao giờ đủ. Các công tử ăn chơi, học đòi miền quê cho rằng đã là các thiếu gia thì phải đốt tiền, biết ăn chơi, ra sàn nhảy, và quan trọng hơn cả là biết yêu. Nhưng yêu như làm thế nào để cưa đổ được đối phương một cách dễ dàng thì đó là cả một “công nghệ”.

Lơ vơ ở một trường THPT ở Thường Tín tôi đã được chứng kiến vô khối những câu chuyện trên đời dưới biển của những “nam thanh” còn đang ngồi trên ghế nhà trường bàn luận về tình yêu. Nói đúng hơn là những cuộc chơi tình yêu. Một đám học sinh nam tóc nhuộm hung đỏ, tay cầm điếu thuốc ngồi một quán nước cạnh cổng trường nói với nhau: “Mày biết em H ở lớp A không? Hoa khôi của trường đấy nhưng mà nghe nói em “yết kiêu lắm”. Nó luôn coi bọn con trai ở trường là những thằng đần nên phải cưa xem nó “khệnh” đến đâu tao sẽ chứng tỏ cho em biết con trau trường này giỏi giang và galăng đến mức nào?”. Rồi hịo thách đố, cá cược nhau cưa đổ em H, đạt được mục tiêu ấy cái giá trị vật chất không lớn, có thể họ cũng không cần nhưng bù lại đó là được em, được uy, được tôn làm “Đại ca”- Một chức danh thể hiện đẳng cấp mà rất nhiều trong số họ đang ngày đêm phấn đấu để đạt được.

Và D “béo” cũng chỉ vì mong muốn được đẳng cấp đấy mà đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chơi. D dành hết thời gian, tiền bạc để theo đuổi, đưa đón em. Từ con một gia đình giàu có, được học hành tử tế, bản thân cũng từng học rất giỏi giờ D nổi tiếng với việc nghỉ học, ăn chơi, và D luôn tự đắc mình đã cưa đổ em H – một hoa khôi mà nhiều tay chơi phải bó tay.

Những bộ sưu tập người yêu

Ngoài giờ học trên lớp thì công việc chính của các công tử là đi lang thang ở các trường học tìm người yêu, để ghi tên nàng vào bộ sưu tập của mình. Lý do thì vô vàn, thích cũng cưa, ngứa mắt cũng cưa. A.T học sinh lớp 10 trường THPT Đ. C mới 16 tuổi nhưng số người yêu của cậu bằng nửa số tuổi. Với quan niệm “yêu để biết” và thế là A. T cứ thoải mái “yêu”. Cậu kể : “Để có được nhiều người đẹp như thế em đã mất rất nhiều tiền để mua đồ và mất tới 2 tuần để cưa đổ được em”. Nghe kể đến đây thật khó mà tin được, hai tuần lễ để có một hoa khôi, đơn giản như một chuyến du lịch vậy?

Không chỉ các công tử, các thiếu gia mà các nàng cũng muốn có thật nhiều người yêu, họ coi người yêu như những món đồ trang sức để làm nổi bật mình, họ cảm thấy hãnh diện khi người yêu mình là những “hotboy” galăng, được nhiều tay chơi biết đến. Học cho rằng càng có nhiều người yêu tức là mình càng có sức cuốn hút, từ đó có nhiều sự lựa chọn và để “vênh” với mọi người.

Báo động một lối sống chỉ biết hưởng thụ

Để có tiền ăn, tiền chơi, tiền bao các em thì ngoài việc xin khống bố mẹ, các cậu ấm cũng đã biết “tự kiếm” - để khẳng định mình biết chơi và đã người lớn....Kiếm từ chơi lô, đánh đề, cá độ và nếu cùng quá thì ăn cắp. S “chíp” trước kia còn xin được tiền củagia đình nhưng bây giờ “nguồn tài nguyên vô tận” đã bị cắt, S chuyển sang đánh đề, lúc đầu trúng nên rất ham nhưng càng chơi càng mất, càng mất thì càng cay cú muốn gỡ lại. Cứ như thế cho đến khi không còn gì để đánh nữa. S ăn cắp, được một lần, hai lần chứ không thể trốn thoát được mãi. S “chip” đã bị công an bắt và tạm giam.

Trường hợp của A.T học sinh lớp 10 trường PTTH Đ.C cũng chẳng kém. Nổi tiếng chơi lô đề giỏi và có nhiều tiền bao các em, mua trang sức cho các em. Nhưng khi hết tiền A.T tìm cách “mượn lại” để bán lấy tiền cho những trò chơi tiếp theo. Để rồi bây giờ luôn phải sống chui lủi vì sợ bị đòi nợ, các em cũng đã rời xa, hơn nữa nhà trường cũng đã đình chỉ học tập vì A.T nghỉ học quá nhiều.

Chẳng hiểu từ khi nào một bộ phận không nhỏ học sinh đã nghĩ ra các trò chơi ngông cuồng, cái trò chơi “tình yêu” với mục đích để khẳng định mình, liệu rồi những hành động đó, lối sống đó sau này có giúp gì cho họ khi đến tuổi phải tự làm chủ cuộc sống của mình. Hiện tượng này không chỉ phổ biến trong các trường học ở thành phố mà còn đang lan nhanh ở nông thôn. Báo động một lối sống chỉ biết hưởng thụ đang tiềm ẩn trong giới trẻ cần được ngăn chặn.

Phùng Thị Lương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thiếu gia tỉnh lẻ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.