(HNM) - Khi thức ăn vừa được đưa vào miệng, lập tức chúng ta có thể phân biệt được vị chua, ngọt, đắng, cay, mặn của chúng. Mùi vị của thức ăn đã được nhận biết như thế nào vậy?
Thì ra, trên bề mặt lưỡi có rất nhiều nốt nhỏ nổi lên, được gọi là nhũ đầu, phân bố rộng khắp lưỡi. Bốn phía xung quanh nhũ đầu có một số hạt nhỏ, chính là chồi vị giác. Trên chồi vị giác có lỗ vị giác, dưới lỗ vị giác có vô số tế bào vị giác, trên đầu nhọn của tế bào vị giác có một số sợi lông tế bào từ lỗ vị giác vươn về phía khoang miệng. Nhờ vào các sợi lông tế bào này mà tế bào vị giác nhận biết được mùi vị.
Mức độ cảm nhận vị giác ở từng bộ phận khác nhau của lưỡi cũng rất khác nhau. Đầu lưỡi mẫn cảm với vị ngọt, gốc lưỡi mẫn cảm với vị đắng, đầu lưỡi và hai bên cạnh lưỡi nhạy cảm với vị mặn, vị chua. Thức ăn vừa vào trong miệng, những bộ phận nói trên bèn "người nào việc nấy", nhanh chóng truyền đi các loại thông tin vị giác.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.