Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những đường bí ẩn trên hoang mạc là bẫy săn thú

V.A| 22/04/2010 15:28

(HNMO) - Các phi công của không lực Hoàng gia Anh hồi đầu thế kỷ 20 là những người đầu tiên phát hiện ra những đường kẻ kỳ lạ giống như cái diều trên vùng sa mạc của Israel, Jordan và Ai Cập từ trên không và họ đã rất thắc mắc về nguồn gốc của chúng.


Những đường kẻ này là những bức tường đá thấp, thường được phát hiện với các cặp đường thẳng tạo thành góc với nhau, thường bắt đầu từ phía xa rồi tụ hội về các hố tròn. Tại một số nơi ở Jordan, các đường này tạo thành các chuỗi kéo dài tới 40 dặm.

Liệu rằng có phải những đường thẳng này được tạo thành từ lỗi của một lực lượng huyền bí nào đó? Những phi hành gia cổ xưa?

Một nghiên cứu mới về 16 cái được gọi là diều sa mạc ở vùng sa mạc miền đông Sinai đã khẳng định những gì mà các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ: Những bức tường có hình dạng giống những cái phễu lớn là để dẫn linh dương và những loài thú lớn khác vào các hố tàn sát. Những hố này có tuổi đời từ 2300-2400 năm, đã bị bỏ rơi cách đây khoảng 2200 năm và có kích thước đủ cho những con linh dương địa phương và những trò chơi thi đấu gia súc khác.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, những chiếc diều này được xây cho việc săn bắn, không có chức năng nào khác nữa", ông Uzi Avner thuộc ĐH Ben-Gurion, Israel nói.

Ông Avner là đồng tác giả của bài viết về nghiên cứu mới này sẽ được đăng tải trên tạp chí Môi trường Arid số ra tháng 7/2010.

Có một thời gian, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng những chiếc diều này có thể là những vòng bảo vệ các loài động vật thuần hóa, nhưng ý tưởng đó đã dần bị "loại bỏ" bởi các nghiên cứu mới.

Điều thú vị là những bức tường tạo thành hình cánh diều này thực sự không đủ cao để ngăn cản những con thú. Thêm vào đó, chúng dường như chỉ là những ống dẫn để lùa gia súc đi đúng hướng. Các nhà quản lý động vật hoang dã hiện đại ở cùng khu vực này đã sử dụng một lối vào tương tự bằng cách đặt những đường ống trên mặt đất để chỉ đường cho các con linh dương đi vào bãi quây.

Một nghiên cứu cẩn thận không chỉ về các cánh diều mà cả vị trí của chúng trong mối quan hệ với bãi cỏ và các vùng di trú đã làm sáng tỏ một điều rằng những cánh diều sa mạc là công trình chuyên dụng dành cho những loại động vật cụ thể. Trước thế kỷ 20, khu vực này là nơi cư ngụ của một số loài linh dương, lừa hoang, linh dương to có sừng cong, linh dương châu Phi có sừng dài và thẳng, dê rừng núi Anpơ, lừa rừng...

Một số cánh diều đã tận dụng hết sức khéo léo các điểm thấp trong vùng để nhử động vật vào những chiếc bẫy tàn sát không thể nhìn thấy.

Một loại cánh diều khác được tìm thấy ở những chỗ dốc đứng hoặc các mỏm nhọn bên dưới cao nguyên hay lưng chừng đồi. Những con thú đi qua những mỏm nhọn này sẽ bị dính vào bẫy trước và sau chúng.

Nhưng lý do tại sao những cánh diều này lại không được sử dụng nữa thì vẫn còn là một điều bí ẩn.

"Chúng đã bị cấm vào thời điểm bắt đầu của giữa kỷ đồ Đồng. Điều này có thể gợi mở rằng là do sự thay đổi khí hậu hoặc sự thay đổi phương thức mưu sinh", Dani Nadel, một nhà nghiên cứu khác về cánh diều thuộc ĐH Haifa, Israel nói.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Những đường bí ẩn trên hoang mạc là bẫy săn thú

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.