Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những bệnh viện đầu tiên ở Hà Nội

TUANPHONG| 09/08/2009 07:22

(HNM) - Đông y hay chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền có từ lâu đời ở nước ta. Đông y sử dụng các loại thảo mộc, sau đó pha trộn với nhau để làm ra các bài thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó còn có châm cứu, đây là phương pháp lấy lại cân bằng khí âm, khí dương trong người vì theo quan niệm, khi âm dương mất cân bằng tức là

(HNM) - Đông y hay chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền có từ lâu đời ở nước ta. Đông y sử dụng các loại thảo mộc, sau đó pha trộn với nhau để làm ra các bài thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó còn có châm cứu, đây là phương pháp lấy lại cân bằng khí âm, khí dương trong người vì theo quan niệm, khi âm dương mất cân bằng tức là "lục phủ ngũ tạng" của con người có vấn đề.

Đi theo quân đội Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất có đội ngũ quân y để chữa trị cho binh lính bị thương cũng như điều trị các bệnh nhiệt đới mà binh lính mắc phải. Chuẩn bị đánh thành Hà Nội lần thứ 2 và dường như quân Pháp tính toán đến thương vong nên năm 1881, quân đội Pháp cho xây Bệnh viện Lenessan trong khu vực Đồn Thủy, sau 3 năm thi công, bệnh viện này hoàn thành vào năm 1884. Đây chính là bệnh viện chữa trị theo phương pháp y học phương Tây đầu tiên tại Hà Nội. Vì nằm trên đất của Đồn Thủy quân xưa nên người dân gọi bệnh viện này là Nhà thương Đồn Thủy. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ phục vụ cho binh lính và người Pháp. Ngày nay đây chính là Bệnh viện 108.

Năm 1896, một nữ tu sĩ đã đứng ra quyên tiền, dựng một trạm xá vừa khám bệnh, vừa phát thuốc cho người Việt Nam tại khu vực dinh Phủ Doãn xưa. 8 năm sau, năm 1894, Công sứ Pháp ở Hà Nội ra quyết định trưng dụng trạm xá để xây thành Bệnh viện Đa khoa bảo hộ. Vì nằm trên đất Phủ Doãn nên người dân gọi là Nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt - Đức). Năm 1904, nhà tu kín Carmel được xung công làm Nhà hộ sinh. Nhà hộ sinh này nằm đối diện với Nhà thương Phủ Doãn và ngày nay là Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em. Năm 1910, một nhà thương chuyên để chữa các bệnh truyền nhiễm được xây ở cánh đồng Làng Vọng. Năm 1911, Bệnh viện Xanh Pôn được thành lập dành riêng cho cha cố và giáo dân. Năm 1916, một cơ sở y tế chữa các bệnh về mắt được xây dựng ở phố Trần Nhân Tông. Người dân quen gọi là Nhà thương Đau mắt (nay là Bệnh viện Mắt Trung ương). Bệnh viện chuyên trị ung thư có tên là Viện Curie được xây dựng năm 1921 (nay là Bệnh viện K). Năm 1929, có một bệnh viện lớn được thành lập với nhiều khoa gọi là Nhà thương Vọng hay Nhà thương Bạch Mai. Những người Hoa Kiều cũng có bệnh viện riêng ở phố Hòe Nhai và người ta thường gọi là Nhà thương Khách.

Bùi Vũ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những bệnh viện đầu tiên ở Hà Nội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.