(HNM) - Tháng 8 năm 2004, Chương trình cấp phép lao động (EPS) đối với lao động nước ngoài đã được Chính phủ Hàn Quốc áp dụng. Cũng từ đó, những lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, muốn vào nước này làm việc phải trải qua một kỳ kiểm tra tiếng Hàn Quốc, sau đó người sử dụng sẽ lựa chọn lao động thông qua một tổ chức phi lợi nhuận.
Thế nhưng, để được đi làm việc tại Hàn Quốc, nhiều người vẫn cố "chạy chọt" với số tiền hàng trăm triệu đồng để rồi tiền mất, tật mang!
"Cò chạy chọt" được mùa
Tại điểm kiểm tra tiếng Hàn Quốc khu vực Đại học Công nghiệp Hà Nội, không khí căng thẳng, lo âu, mệt mỏi hiện rõ trên nét mặt từng thí sinh và người nhà của họ đang vạ vật bên ngoài. Bắt đầu từ 6h sáng ngày 17-12, hơn chục nghìn người đã nườm nượp kéo đến trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Điều này chưa từng xảy ra tại trường học này, ngay cả vào kỳ thi đại học. Kéo theo đó cũng là hơn chục nghìn tâm tư, nguyện vọng và nhiều tình huống phức tạp đã xảy ra. Các hàng ăn, quán nước được dịp nâng giá dịch vụ, bày bán tràn lan ra vỉa hè. Các điểm trông giữ xe tạm mọc quanh cổng trường với giá cắt cổ, có nơi hét giá đến 30.000 đồng/xe máy. Điều đáng nói là tại điểm thi này có gần 17.000 thí sinh tham dự, thì đã có 13.000 người đến từ Nghệ An và gần 2.000 người đến từ Thái Bình, do vậy, dịch vụ phòng trọ trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Điều kiện phòng trọ chỉ là nhà tạm cấp 4, có một tấm phản với manh chiếu nhưng trung bình người thuê phải trả từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng/ngày. Vậy mà vẫn có rất nhiều người không thể tìm được chỗ nghỉ qua đêm đành chấp nhận vạ vật ngồi chờ trời sáng trước hiên nhà của các cửa hàng tạp hóa, hoặc hàng ăn quanh trường.
Các thí sinh tập trung chuẩn bị thi tiếng Hàn tại khu vực Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. |
Anh Nguyễn Anh Tuấn, chủ một cửa hàng tạp hóa trước cổng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, từ đêm hôm trước, mặc dù trời rét căm căm nhưng có hơn 10 người đến ngồi nhờ trước cửa hàng của anh. Thông cảm với hoàn cảnh của họ nơi đất khách quê người, anh không nỡ đuổi vì biết họ không thể thuê được phòng trọ hoặc có thể họ không có tiền để thuê. Thực tế, những tối trước ngày thi, các hàng ăn quanh trường luôn đông đúc nhưng nếu có vào hàng tạp hóa họ chỉ mua vài cái bút bi, bút dạ, mấy quyển sổ. Vì không có chỗ ở nên nhiều người cứ lang thang xem đồ hoặc ngồi quán uống chén trà nóng ngồi chờ thời gian trôi qua.
Có thể thấy những ánh mắt lo âu của hàng nghìn người trong các khu vực thi. Nhưng người nào cũng mang theo hy vọng và niềm tin mãnh liệt. Không ai có thể tưởng tượng được chính những người đáp chuyến tàu đêm từ Nghệ An để đến Hà Nội vào 3 giờ sáng, tiết kiệm từng đồng lẻ, đắn đo mất 5.000 đồng/chén trà nóng để ngồi ăn gói xôi mang từ quê lên lại "chịu chi" rất lớn cho "cò". Bằng nhiều cách khác nhau, "cò" môi giới đã tạo được "chỗ đứng" nhất định trong lòng người lao động - những người chỉ mong sớm được đổi đời.
Anh Nguyễn Văn Minh (Đô Lương, Nghệ An) tin tưởng với 10 triệu đồng vay mượn tạm của người thân, qua tay "cò" sẽ mang về cho con anh một tấm chứng chỉ. Hình thức "giúp đỡ" mà "cò" cam đoan 90% thắng lợi chính là… giao phó cho con trai anh Minh phải tìm cách mang được một chiếc điện thoại di động có một chiếc sim mới tinh vào phòng thi. "Cò" chỉ đạo anh Minh mua giấy than, giấy bạc bọc chiếc điện thoại vào nhằm tránh máy quét đặt ở cổng trường. Nhìn thấy con trai lọt qua vòng ngoài một cách ngon lành, anh Minh thở phào nhẹ nhõm rồi thấp thỏm ngồi chờ kết quả.
Gần 2 giờ đồng hồ trôi qua với anh như cả ngày trời. Anh Minh cũng nghe nói nếu vào phòng thi mà con anh bị phát hiện mang điện thoại sẽ bị đình chỉ thi kiểm tra 2 năm sau đó. Đồng hồ đã điểm 11h30, sĩ tử lần lượt bước ra khỏi phòng thi, họ nhanh chóng trao đổi kinh nghiệm cho các sĩ tử sẽ thi buổi chiều, nhưng con trai anh Minh vẫn chưa xuất hiện. Ngay sau đó, con trai anh bước ra với vẻ mặt thất thần vì bị đình chỉ thi. Khi chúng tôi chia sẻ với anh nỗi buồn sau 2 năm mới có thể tiếp tục thi tiếng Hàn thì anh Minh nói: Còn chưa biết tháng 2-2012 có được thi tiếp không!?.
Hai chị em Ngô Anh Tú (chị sinh năm 1982, em sinh năm 1984), ở TP Vinh, Nghệ An lại có một niềm tin khác về "cò". Cả hai đều đã có gia đình nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mức lương làm thuê không đủ sống nên chấp nhận dứt áo xa quê tìm cách đổi đời. Vì xác định được đây là đợt thi nghiêm khắc, Tú và chị gái quyết tâm học tiếng Hàn thật chăm chỉ để mong qua được kỳ kiểm tra này. Với 4,5 tháng học tiếng, cùng với sự chăm chỉ của mình, 2 em quyết tâm sẽ đỗ bằng thực lực, nếu lần thi này không được thì sẽ thi tiếp vào các lần khác. Tuy nhiên, khi được hỏi nếu đỗ kỳ kiểm tra này thì các em có phải nhờ đến "cò" hay không, các em gật đầu rất nhanh. Tú cho biết nếu nhờ "cò" thì các em sẽ tìm được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tốt nhất, bảo đảm công việc cho mình. Và để được như vậy, chi phí bỏ ra khoảng 50-150 triệu đồng "tùy đường" dây. Em Nguyễn Thị Thái (sinh năm 1991, Đô Lương, Nghệ An) cũng cho biết, người quen của em bên Hàn Quốc cũng giới thiệu một người môi giới chuyên nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tìm chủ sử dụng lao động tốt tại nước này để sau khi em có chứng chỉ về năng lực tiếng Hàn sẽ đưa sang làm việc tại đó. Dù ít tuổi nhưng Thái rất tự tin vì em ôn thi tiếng Hàn được hơn 1 năm, lại học nghề may nên hiện tại em và gia đình đang yên tâm chuẩn bị tiền để nhờ "cò" lo lót vào một công ty có lương cao ở Hàn Quốc.
Giải quyết phần "ngọn"
Thời gian qua, đã có hàng trăm bài báo, phóng sự truyền hình phản ánh, rất nhiều cuộc họp bàn, rồi thông báo chính thức của các cơ quan chức năng về những gian lận trong thi cử, trong tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, sự nhũng nhiễu, ăn tiền của "cò mồi", thậm chí cán bộ cũng tiếp tay cho "cò". Và biện pháp mạnh tay nhất chính là việc yêu cầu thay đổi địa điểm thi, do vậy, hơn 13.000 lao động Nghệ An và gần 2.000 lao động Thái Bình phải ra Hà Nội để thi thay vì thi tại tỉnh nhà. Điều này gây khó khăn, tốn kém về kinh tế và vất vả cho lao động và tuy các kỳ thi diễn ra an toàn và nghiêm túc nhưng vẫn không thể tránh "sạn" như đã nêu ở trên. Như vậy có nghĩa là sự tốn kém của hàng chục nghìn lao động cũng mới chỉ giải quyết được phần "ngọn". Cái gốc của vấn đề này đang nằm ở đâu và phải giải quyết thế nào?
Ông Nguyễn Văn Minh- Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), đơn vị duy nhất được đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS đánh giá: Sau khi mở rộng đối tượng tuyển là học sinh các trường nghề, là bất cứ ai biết tiếng Hàn và có nhu cầu đi XKLĐ… số người đăng ký rất lớn và đây là cơ hội cho "cò" hoành hành". Có nhiều nỗi lo lớn xung quanh vấn đề này, nhưng nỗi lo lớn nhất chính từ những người quản lý. Chúng ta vẫn chưa quên hành vi xem lén đề thi, giải đề rồi gửi đáp án qua tin nhắn cho thí sinh của Phạm Duy Tân (SN 1983 - tạm trú Tân Triều, Thanh Trì), giáo viên tiếng Hàn của Trung tâm Cơ giới đường bộ Yên Viên, Gia Lâm tại kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn năm 2010. Tên Tâm đã kiếm được một chiếc thẻ giám sát của BTC đột nhập vào phòng thi lấy đề. Điều này là do lỗi của BTC đã để lọt thẻ giám sát ra ngoài.
Bài học mà chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính là việc kiểm định, đánh giá chất lượng tay nghề, ý thức nghề, văn hóa nghề của người lao động ta. Ai cũng biết, sở dĩ có sự tồn đọng số lượng khá lớn lao động trong kỳ thi ngày 17 và 18-12 này là do có quá nhiều lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã sống bất hợp pháp khiến nước bạn buộc phải tạm dừng nhiều lần các kỳ kiểm tra tiếng Hàn. Và sau rất nhiều nỗ lực mới có cuộc thi xuất phát từ sự mong đợi của gần 67.000 lao động. Thống kê từ năm 2004 (khi chương trình EPS bắt đầu) đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức 8 kỳ kiểm tra tiếng Hàn, với hơn 110.000 người tham dự. Tuy nhiên, mới chỉ có 63.271 người xuất cảnh, có nghĩa gần 50% số lao động còn lại không có cơ hội xuất cảnh, gây tâm trạng lo lắng, chờ đợi, thậm chí tiền mất tật mang. Tại cuộc thi có thể nói là "đình đám" nhất ngày 17 và 18-12 vừa qua, chúng tôi tiếp xúc với không ít người lao động mới chỉ học tiếng Hàn được gần 1 tháng nhưng vẫn đăng ký dự kiểm tra. Họ có một suy nghĩ rất hồn nhiên rằng: biết đâu đỗ; hoặc sẽ có "cò" bảo kê. Và họ cũng rất vô tư khi cho rằng nếu vượt qua kỳ kiểm tra tiếng này thì họ chỉ mất 1 tháng để học định hướng nghề. Vậy là để nhận được mức lương cả nghìn đô la một tháng quá đơn giản, chỉ mất vài tháng học tiếng cùng số tiền chi cho "cò" là có thể được đổi đời?!
Những câu chuyện tưởng chừng có phần vô lý nhưng thực sự nó đang diễn ra, có thể mắt thấy tai nghe trong thực tế. Câu hỏi đặt ra là tại sao người lao động lại có niềm tin nhiều như thế?
Yên Viên, Gia Lâm tại kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn năm 2010. Tên Tân đã kiếm được một chiếc thẻ giám sát của BTC đột nhập vào phòng thi lấy đề. Điều này là do lỗi của BTC đã để lọt thẻ giám sát ra ngoài.
Bài học mà chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính là việc kiểm định, đánh giá chất lượng tay nghề, ý thức nghề, văn hóa nghề của người lao động ta. Ai cũng biết, sở dĩ có sự tồn đọng số lượng khá lớn lao động trong kỳ thi ngày 17 và 18-12 này là do có quá nhiều lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã sống bất hợp pháp khiến nước bạn buộc phải tạm dừng nhiều lần các kỳ kiểm tra tiếng Hàn. Và sau rất nhiều nỗ lực mới có cuộc thi xuất phát từ sự mong đợi của gần 67.000 lao động. Thống kê từ năm 2004 (khi chương trình EPS bắt đầu) đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức 8 kỳ kiểm tra tiếng Hàn, với hơn 110.000 người tham dự. Tuy nhiên, mới chỉ có 63.271 người xuất cảnh, có nghĩa gần 50% số lao động còn lại không có cơ hội xuất cảnh, gây tâm trạng lo lắng, chờ đợi, thậm chí tiền mất tật mang. Tại cuộc thi có thể nói là "đình đám" nhất ngày 17 và 18-12 vừa qua, chúng tôi tiếp xúc với không ít người lao động mới chỉ học tiếng Hàn được gần 1 tháng nhưng vẫn đăng ký dự kiểm tra. Họ có một suy nghĩ rất hồn nhiên rằng: biết đâu đỗ; hoặc sẽ có "cò" bảo kê. Và họ cũng rất vô tư khi cho rằng nếu vượt qua kỳ kiểm tra tiếng này thì họ chỉ mất 1 tháng để học định hướng nghề. Vậy là để nhận được mức lương cả nghìn đô la một tháng quá đơn giản, chỉ mất vài tháng học tiếng cùng số tiền chi cho "cò" là có thể được đổi đời?!
Những câu chuyện tưởng chừng có phần vô lý nhưng thực sự nó đang diễn ra, có thể mắt thấy tai nghe trong thực tế. Câu hỏi đặt ra là tại sao người lao động lại có niềm tin nhiều như thế?.
Gần 2.000 trường hợp cố tình vi phạm quy chế thi Ngày 20-12, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức công bố về việc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn diễn ra ngày 17 và 18-12 vừa qua. Đây là kỳ thi đạt kỷ lục về số lượng thí sinh tham dự với gần 67.000 người, cao gấp đôi so với năm 2010 (29.000 thí sinh) và gấp 8 lần so với năm 2009 (8.000 thí sinh). Vì vậy, lực lượng ban giám khảo được huy động lên tới 2.400 người tại 11 điểm thi thuộc 5 tỉnh, thành phố. Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết có 66.778 người đủ điều kiện tham dự cuộc thi, trong đó 62.852 người có mặt. Tại các địa điểm thi đã phát hiện 1.743 trường hợp cố tình mang điện thoại di động qua cổng từ để vào khu vực thi và 235 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế kiểm tra (chủ yếu là dùng điện thoại trong phòng thi). Đại diện Cơ quan Phát triển nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao về công tác tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần này của Việt Nam, thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm bảo đảm sự nghiêm túc, công bằng và minh bạch. Năm 2011, hạn ngạch lao động nước ngoài tại Hàn Quốc là 48.000 người, hạn ngạch theo quy định dành cho Việt Nam là 5.800 người. Kim Vũ |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.