Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhìn về 36 phố phường đời Lê

LANHUONG| 21/10/2004 12:31

Tên “Phường” đã được xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử Việt Nam. Cho đến năm 1230, vua Trần còn bắt chước người xưa chia Thăng Long thành 61 phường. Đến đời Lê, sau khi khôi phục thành Đông Quan, vua Lê Thái Tổ cho sửa sang lại kinh thành Thăng Long, đặt ra phủ Trung Đô (sau đổi là phủ Phụng Thỉên), gồm 2 huyện Quảng Đức, sau gọi là Vĩnh Thuận và huyện Vĩnh Xương, sau gọi là Thọ Xương.

Mỗi huyện chia ra làm 18 phường, tổng số phuờng của toàn thành Thăng Long khi ấy là 36. Phường ở phía đông kinh thành tập trung những khu phố xá dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sầm uất và phát triển các nghề thủ công sản xuất ra các thứ vật dụng cần thiết hàng ngày cho đời sống của cư dân thành thị. Những người làm cùng một nghề thường tập trung ở cùng một đường phố nên phường có thêm ý nghĩa là phường hội của những người cùng nghề nghiệp.

Khi ấy ở đàng ngoài cũng xuất hiện nhiều làng thủ công có tiếng như La Khê, La Cả, La Nội (Sơn Nam) chuyên nghề dệt the lụa; Vạn Phúc (Sơn Nam) dệt gấm; Phùng Xá (Sơn Tây) dệt lụa; Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng (Kinh Bắc) làm gốm; Đại Bái, Đề Cầu, Đông Mai (Kinh Bắc) đúc và làm đồng; Đào Xá (Hải Dương) làm quạt. Các thợ chuyên môn về nhuộm ở làng Đan Loan (Hải Dương), thợ vàng bạc Đồng Sâm, Đinh Công (Sơn nam), thợ tiện ở Nhị Khê (Sơn Nam), thợ sơn ở Hà Vĩ, Bình Vọng (Sơn Nam), thợ da ở các làng Trúc Lâm, Phong Lâm, Văn Lâm (Hải Dương).

Một số những thợ thủ công này lại di cư đến kinh thành sinh sống như thợ nhuộm làng Đan Loan (Bình Giang - Hải Dương) di cư ra phố Hàng Đào, thợ thêu làng Quất Động, Hướng Dương (Sơn Nam) di cư ra ngõ Tân Thanh và thôn Tự Tháp (Hàng Trống), thợ đúc bạc làng Trâu Khê (Hải Dương) ra phố Hàng Bạc , thợ giầy ở ba làng Chắm (Hải Dương) ra hành nghề ở ngõ Hài Tượng (Hàng Giầy). Họ cũng đóng một vị trí quan trọng trong việc góp phần làm nền kinh tế Kẻ Chợ trở nên sầm uất trong thời kỳ này. Cũng có lúc triều Lê sợ dân cư đông khó kiểm soát đã định đuổi hết dân trú ngụ về nguyên quán, khiến chophó đô ngự sử Quách Đình Bảo phải dâng sớ can thiệp, đề nghị phân biệt hạng người buôn bán chịu thuế ngạch với những kẻ tạp cư vô loại bằng cách cho họ ở lại sinh nhai.

Vì thế, phố phường tại Thăng Long Kẻ Chợ có đặc điểm kinh tế như sau: một số các phố tập trung các tiểu chủ kiêm thương nhân, vừa sản xuất vừa buôn bán, như các phố Hàng bạc, Hàng Trống, Hàng Hòm, Hàng Giày... Một số phố khác chủ yếu gồm các thương nhân chuyên nghiệp bán các vật phẩm sản xuất từ các nơi khác mang đến , như phố Hàng Giấy, Hàng Đồng, Bát Đàn, Bát Sứ, Hàng Quạt...

Có thể miêu tả những hoạt động của ba mươi sáu phố phường trong một số bức tranh như sau:

Phố Bát Sứ chuyên buôn đồ sứ, như bát chén Bát Tràng, hoặc buôn lại của người tàu ở Hàng Buồm, Hàng Bồ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất bên Trung Quốc.

Phố Bát đàn chuyên đồ chậu sành, vại chum, có khi buôn cả hàng sứ Trung Quốc, buôn bát chiếu yêu Thành Lạng, ấm đựng nước, đãi Thành Trúc con phượng, đồ sứ Nhật...

Phố Thuốc bắc bán rất đơn giản: những thúng mẹt đựng các vị thuốc bày ngay xuống mặt đất từ tong nhà ra đến ngưỡng cửa, thuốc thì còn nguyên cả cành rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọcnhững hạt nhỏ, đi qua phố ngửi thấy mùi thuốc thơm lừng...

Phố Hàng Vải chuyênbán bông sợi,chủ yếu là thứ vải khổ nhỏ đã nhuộm nâu và nhuộm thâm.....

Phố Hàng Muối: Vì muối thời ấy là mặt hàng quý đắt nênnhững cửa hiệu buôn bán ở phố Hàng Muối được xếp đặt thuận tiện trong những ngôi nhà gạch đẹp đẽ. Muối được chất đống đến tận nóc những gian hàngthành từng đống khổng lồ, dầu ăn thì được chứa vào những vại sành Bắc Ninh lớn, hoặc trong những chĩnh nhỏ bằng đất sét nung, hình dáng giống như loại bình cổ có quai.

Phố hàng Mắmbuôn các hàng khô và nước mắm. Trong quán bầy hàng treo từng chuỗi hàng trăm những con vịt đã được lọc rút xương, hun khói và sấy, từng hàng cá biển khô,như kiểu cá mòi muối và hun khói, được treo lên các xà nhà. Nước mắm thì được đựng trong những chum vại đồ sộ tỏa ra khắp phố phường một mùi nồng nặc ...

Các phố cũng là nơisản xuất các vật dụng sinh hoạt như gươm giáo, đồ binh khí, mâm đài, kiệu, ghế, lụa, trừu, lọng, tàn...không thứ gì là không có.

Vào những ngày chợ phiên, dân cư quanh các vùng ngoại ô mang thổ sản của nhà lên các phố bán trực tiếp cho chủ hàng. Sách thời ấy còn ghi lại: “Rất nhiều phố tuy đã rộng rãi, nhưng lúc đó cũng trở thành chật ních, mà người ta chỉ hy vọng là nếu có thể tiến lách qua những đám đông khoảng chừng hơn một trăm bước trong nửa giờ thì cũng đã là sung sướng lắm rồi”.

Đông đúc là vậy, nhưng nhìn chung các phố phường của Thăng Long thời kỳ này đều khá rộng rãi, tuy có một vài phố hẹp. “Có ba đường phố dài đến ba dặm” và “Có những đường phố rộng đến mức 10 hoặc 12 con ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dàng” Tuy nhiên, vệ sinh đường phố ở khu dân cư tập trung Kẻ Chợ không được chăm sóc chu đáo lắm.

“Kẻ Chợ có đến hai trăm vạn ngôi nhà, tường thì thấp, vách trát bùn... mấy phố chính cũng rộng còn hầu hết là chật hẹp, đa số lát đá, rấttồi, màu mưa thì lầy lội , chỗ nào cũng có hố nước, ao tù bùn đen thối tha” (Pampie 1667).

Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện những chiếc cổng phố ngăn cách giữa các phường hoặc đại loại như thế. Vì thế điều 69 luật Nhà Lê mới quy định: “Về ban đêm, ở kinh thành, những thanh niên nam nữ thuộc cácphường khác nhau khi đi qua cổng các thôn giáp để đến xem biểu diễn tuồng chèo mà không đốt đuốc, thì sẽ bị xử phạt theo luật canh phòng ban đêm”.

Một nguời phương Tâymiêu tả kỹ về các điếm canh ở đường phố Kẻ Chợ thế kỷ 17: “Ở mỗi phố đều có một toán lính canh khỏe mạnh đứng gác để giữ yên lặng và ngăn cấm mọi sự mất trật tự. Những người lính canh đựoc vũ trang bằng gậy gộc, đứng trong các điếm canh ở mỗi phố, khám xét mọi người qua lại. Có cả một sợi dây thừng chăng qua đường phố, cao đến ngực mọi người, và không ai được đi qua lại nơi đó, cho đến lúc họ đã đuợc xét hỏi. Nêu họ cứ liều lĩnh bước qua, thì lập tức sẽ bị người lính canh dùng gậy phang rất mạnh vào người”.

Vì là nơi buôn bán nên nhà cửa ở khu vực này tương đối chật chội. Sách “Thượng kinh phong vật chí” ghi lại: “Còn như nhân dân, những người đua tranh mối lợi , làm nhà quanh cả nơi kinh kỳ, không còn chỗ nào bỏ không, thậm chí còn có người làm cả nhà sàn ở trên mặt nước mà ở. Khách bốn phương thíchnơi thượng kinh đua chen đến ở quanh cả kinh đô, không lúc nào ngớt”.

ở các nơi khác của kinh thành (không phải khu 36 phố phường) thì nhà cửa tương đối rộng rãi. Các nhà đều có vuờn cây, sân, ao tắm rửa. Điều luật 225 của nhà Lê quy định: “ Diện tích vừon và đất của các bậc đại thần và quan chức ở kinh thành không đuợc vuợt quá 5 mẫu.. Người nào mà chấp chiếm một diện tích lớn hơn diện tích cho phép sẽ bị phạt tội suy - bị đánh 50 roi và bị biếm một bậc”. Nhà ở khu này cũng đựơc quay mặt ra ngoài đường phố và các dãy nhà liền sát nhau như cách bố trí của thành thị, nhưng đó lại là những ngôi nhà riêng rẽ, phần lớn lợp gianh, có vườn tuợc sân ao theo kiểu kiến trúc nông thôn.

Khu đuờng phố, nhà cửa san sát hầu hết được lợp bằng rơm rạ. Mộtgiáo sĩ phương Tây nhận xét: “Ngoài hoàng cung được lợp ngói và xây bằng những phiến đá lớn được đẽo gọt cẩn thận, thì các ngôi nhà còn lại trong kinh thành đều được làm bằng những cây sậy to như những cây gỗ, gọi là tre. Những nhà đó lợp bằng rơm rạvà không có cửa sổ.

Một người khác nhận xét: “Rất ít những kiến trúc bằng gạch, trừ những thương điếm ngoại quốc, số còn lại làm bằng tre và những phiên liếp đan sơ sài” “Kẻ Chợ có khoảng 20 nghìn nóc nhà, nhữn ngôi nhà dó thường là thấp, tường trát bùn, mái lợp rạ. Tuy vậy cũng có một số ít nhà đuợc xây bằng gạch , lợp ngói. Phần lớnnhững ngôi nhà này đều có một cái sân, hoặc một khu đằng sau phụ vào đấy. Có người còn nhận định rằng: “Các nhà chỉ có một tầng gác xép, vì nhà vua không cho các thần dân của mình xây nhà cao, vì sợ rằng họ có thể dùng tầng gác để mưu hại vua. Đúng như câu ca dao lưu truyền trong dân gian:

Dân phường nhà giáp đường quan

Không được làm gác trông ngang ra đường

Có cần làm chỗ chứa hàng

Chiều cao không đuợc cao bằng kiệu quan”

Chính vì tuyệt đại đa số là nhà lợp gianh và liền nhau nên thường có hỏa hoạn. Sử cũ ghi chép thời Lê có 3 đám cháy lớn năm 1586, 1619, 1631. Năm 1783, Lê Chiêu Thống ngầm sai người đốt phủ chúa Trịnh đã làm lửa lan ra khắp kinh thành , và phá hủy tới 2/3 thành phố.

Chính vì vậy mà ở tất cả các nhà đều có xây vòm lớn bằng gạch, đề phòng khi xảy ra hỏa hoạn người ta sẽ cho tất cả mọi thứ đồ qúy giá vào đó. ở trên đỉnh nóc nhà, lại thường để vại nước, các dụng cụ phòng hỏa như câu liêm...

Trong kinh thành có rất nhiều ao, vũng nước lớn, cho phép người ta có thể dập tắt nhanh chóng dám lửa khi nó bén vào các nhà. Khi bị cháy, người ta dẫn tới vài con voi đến để xô đổ những nhà bên cạnh ngôinhà bị cháy vì sợ lửa lan ra có thể thiêu hủy cả kinh thành. Con voi đã làm động tác mau lẹ, khéo léo lạ kỳ theo hiệu lệnh của người quản tượng, nó vươn vòi nhấc bổng một mái nhà mà người ta chỉ cho nó, rồi xô đổ xuống dưói chân những bức tường còn lại”.

Có những đám cháy thiêu hủy 5, 6 nghìn nóc nhà, nhưng chỉ 4 năm ngày sau nguời ta đã lợp lại như cũ, thể hiện một sức sống tiềm tàng trong nhân dân.

PV

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Nhìn về 36 phố phường đời Lê

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.