Kính áp tròng cũng khiến mắt bị sưng nếu bạn không sử dụng đúng cách.
Kính áp tròng cũng khiến mắt bị sưng nếu bạn không sử dụng đúng cách.
Mí mắt bị sưng là một bệnh rất hay gặp, gây nhiều khó chịu cho cả phái mạnh và yếu. Việc điều trị đôi khi khó khăn, dai dẳng vì xác định nguyên nhân khó hoặc viêm do nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra.
Bệnh sưng mí mắt
Đây là một dạng viêm nhiễm ở mắt và các vùng quanh mí. Nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và không thể nhầm với bệnh viêm kết mạc (mắt đỏ và có màng trắng).
Nguyên nhân bệnh sưng mí mắt
Dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh sưng mí mắt. Các nguyên nhân gây ra dị ứng mắt là: phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc mỹ phẩm trang điểm.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt. Bệnh do vi khuẩn gram âm Koch-Weeks, phản ứng khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn. Khi kết mạc bị viêm, mí sưng lên, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước và ngứa.
Mắt bị tổn thương
Là tổn thương như bị xuyên thủng hoặc đụng giập, tổn hại thị lực do tai nạn gây ra. Mắt tổn thương dẫn đến tình trạng sưng mí.
Sử dụng kính áp tròng
Khi sử dụng kính áp tròng bạn sẽ gặp phải một số rắc rối, mí mắt bị sưng, viêm ngứa, khó chịu, cộm, tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. Nếu không biết cách bảo quản cũng như vệ sinh đúng cách bạn có thể gây ra sưng mí, nhiễm trùng cho đôi mắt của bạn.
Triệu chứng của viêm mí mắt
Phát hiện ra triệu chứng của viêm mí mắt để kịp thời điều trị là rất quan trọng. Viêm mí mắt thường có những triệu chứng cơ bản sau:
Mí mắt sưng đỏ, ngứa với việc xuất hiện các vảy cứng ở vùng lông mi khiến có cảm giác như có cát trong mắt, chảy nước mắt.
Mắt hay chảy nước, nhìn mờ.
Điều trị mí mắt sưng
Thăm khám bác sĩ
Nếu mí mắt bị sưng, đỏ và ngứa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nhãn khoa để được thăm khám và điều trị.
Phương pháp tự nhiên
Đắp hai miếng dưa leo lên mắt và thư giãn trong 5 phút.
Bổ sung dinh dưỡng
Đôi mắt mệt mỏi cho thấy bạn đang làm việc quá sức. Tránh những thức ăn tạo axit như: gạo hoặc ngũ cốc tinh chế, đồ ăn nhanh và thức uống có chứa cafein, trà và nước có ga.
Cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng cho mắt, để có thể hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng này.