Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nguyễn Ngọc Trường: Từ nhà ngoại giao tới một BLV Quốc tế

TRONGQUANG| 25/01/2009 07:57

(HNMO) - Nhiều khán giả Truyền hình biết đến T.S Nguyễn Ngọc Trường với vai nhà Bình luận viên Quốc tế trong Chương trình “Báo chí toàn cảnh” vào sáng Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ông còn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng làm 2 khoá Đại sứ của Việt Nam tại Mexico và Thuỵ Điển…

(HNMO) - Nhiều khán giả Truyền hình biết đến T.S Nguyễn Ngọc Trường với vai nhà Bình luận viên Quốc tế trong Chương trình “Báo chí toàn cảnh” vào sáng Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ông còn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng làm 2 khoá Đại sứ của Việt Nam tại Mexico và Thuỵ Điển…

Bắt đầu câu chuyện bằng đề tài “Tham thiền” mà ông đang say mê theo đuổi để rèn luyện sức khoẻ ở tuổi 63, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường từng bước đã dẫn dắt tôi vào cuộc đời “Từ Nhà ngoại giao tới Bình luận viên Quốc Tế” khá hấp dẫn của ông…

Ông Nguyễn Ngọc Trường trên chương trình "Báo chí toàn cảnh" của VTV

Tốt nghiệp ĐH Ngoại giao năm 1971, Nguyễn Ngọc Trường thuộc lớp sinh viên đầu tiên được phân về Vụ Đấu tranh thi hành hiệp định Paris của Bộ Ngoại giao. Đến nay ông vẫn tự hào với những nămtháng học ngành quan hệ Quốc tế ở trong rừng thời chiến tranh. Sau khi tốt nghiệp “Luật Quốc tế” ở Hungaria (năm 1976), về nước ông được phân vào Vụ Châu Mỹ. Từ 1982 -1986 ông tốt nghiệp phó tiến sĩ tại trường ĐH Quan hệ quốc tế MGIMO (Liên Xô cũ), trung tâm đào tạo ngoại giao lớn nhất khối XHCN, cho thấy ông là một người được đào tạo khá bài bản. Đã từng làm báo với cương vị Tổng biên tập tờ Tạp chí Quan hệ Quốc tế từ năm 1989 (sau này là tờ Tuần báo Quốc tế ). Năm 1996 ông được cử sang làm đại sứ ở Mexico, phụ trách cả vùng Peru và Palama cho tới năm 1999. Tiếp đó, năm 2002, ông lại được tín nhiệm cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Phần Lan cho tới năm 2006. Ông Trường cho biết, một trong những việc khó của nghề ngoại giao là phải hiểu biết những nghi thức ngoại giao, phong tục tập quán của từng nước, bởi lễ tân ngoại giao thường đòi hỏi vừa chi tiết, vừa sáng tạo. Trong đời làm Đại sứ của mình ông tâm đắc nhất là buổi đón Nhà vua và Hoàng hậu Thuỵ Điển tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Stockholm. Buổi tiếp đã thể hiện được nét văn hóa Việt Nam, nhưng cũng phù hợp với một nền ngoại giao cung đình lâu đời nhất của Hoàng gia Thụy Điển. Trong bối cảnh hoạt động lễ tân ở các cơ quan đại diện ngoài nước của ta chưa được chuẩn hóa ông Trường đã thành công trong việc đưa ẩm thực Việt Nam từ đời thường lên bàn chiêu đãi quốc yến, làm hài lòng Nhà vua và Hoàng Hậu ... Từ thời còn làm Đại sứ, ông đã có thói quen lướt các báo quốc tế như Bangkok Post, New York Times, Time, Tân Hoa Xã, RIA Novosti, BBC News trên mạng... Thói quen này bây giờ rất có ích cho ông trong công việc của một nhà bình luận quốc tế.

Tháng 9/2006, trước khi về hưu 1 năm, nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường đã được mời tham gia điểm báo quốc tế trên chương trình “Báo chí toàn cảnh” của kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Để thực hiện 10 -12 phút trên truyền hình ông Trường đã phải đọc cả chục tờ báo in và báo mạng. Công tác chuẩn bị thường “choán” mất của ôngkhoảng 2-3 ngày cuối tuần. Phải cân nhắc, nâng lên, đặt xuống từng chữ, từng câu để có một bài phân tích, bình luận hay. “- Các biên tập viên Đài Truyền hình đã góp phần đào tạo nên nhà bình luận quốc tế NguyễnNgọc Trường bây giờ, - Ông Trường cười hóm hỉnh”. Ngày xưa ở ngoại giao phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nay lên truyền hình cũng phải học cách diễn đạt những vẫn đề quốc tế phức tạp theo ngônngữ truyền hình ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu, lại đảm bảo được tính khách quan của thông tin.Ông cho rằng, thế hệ nhà báo ngày nay có cái may mắn lớn là được sử dụng internet, phải tận dụng nó ở mức cao nhất để làm giàu kiến thức và trau dồi nghề nghiệp. Trong máy tính cá nhân ông Trường lưu hàng vạn trang hồ sơ liên quan tới các vấn đề ma ông quan tâm.


Ông Trường trong buổi trả lời phỏng vấn của PV HNMO

Riêng năm 2008 ông Trường đã viết gần 100 bài bình luận cho đài, báo in, báo điện tử về các vấn đề thời sự quốc tế, từ chính biến ở Đông Timo, chiến sự ở Nam Kavkaz,Afghanistan, Kosovo, Olympic Bắc Kinh, bầu cử ở Nga, ở Mỹ, đến khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, hiện đại hóa quốc phòng, lá chắn tên lửa, chạy đua vũ trụ... Cái khó của người bình luận quốc tế là nắm bắt được dòng thời sự, nhưng không bị chìm ngập giữa “biển” sự kiện. Mấu chốt là biết viết cái gì và viết như thế nào. Mỗi vấn đề phải khai thác khía cạnh gì cho đắt nhất để phân tích, bình luận, khái quát, thậm chí còn phải nêu dự đoán của mình sao cho cô đọng, súc tích. Nhiều tờ báo lớn đòi hỏi bài viết tính từng chữ. Theo ông Trường, người bình luận giỏi còn phải biết thể hiện ý “giữa các dòng chữ”, “đá” được ờ vùng cấm địa mà không bị phạt việt vị trong các vấn đề nhạy cảm.“ - Ý tại ngôn ngoại” mà, - Ông nói, - Kinh nghiệm làm ngoại giao đã giúp tôi khá nhiều trong những tình huống như vậy!

Ở tuổi ngoài lục tuần, nhưng TS. Nguyễn Ngọc Trường vẫn rất say mê với công việc. Vốn tính cẩn thận của một nhà ngoại giao, mỗi chương trình ghi hình xong đều được ông sao riêng cho mình một bản vào đĩa CD để xem lại rút kinh nghiệm cho lần sau. Một bài học mà ông đã rút ra cho suốt cuộc đời mình là phàm làm cái gì cũng phải liên tục học hỏi, cập nhật thông tin một cách có hệ thống và luôn rèn luyện kỹ năng một cách chuyên sâu. Muốn vậy phải có sức khỏe cùng một hệ thần kinh vững, và điều quý giá này ông đã tìm thấy được ở "Thiền".

Bài và ảnh:Trọng Quang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Ngọc Trường: Từ nhà ngoại giao tới một BLV Quốc tế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.