Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nghề làm nhang

ANHTHU| 26/02/2007 09:13

Nhang là cách gọi khác của hương. Đến nay, vẫn chưa ai biết nhang ra đời từ bao giờ. Chỉ biết, về mặt tâm linh, người xưa nghĩ rằng dùng nhang là cách thức để tỏ lòng hiếu, để giao lưu giữa người cõi dương và người cõi âm, và nhất là để cầu khẩn thần linh tức khắc hiện ra giúp con người.

Phơi hương.Ảnh: Vĩnh Hà

Nhang là cách gọi khác của hương. Đến nay, vẫn chưa ai biết nhang ra đời từ bao giờ. Chỉ biết, về mặt tâm linh, người xưa nghĩ rằng dùng nhang là cách thức để tỏ lòng hiếu, để giao lưu giữa người cõi dương và người cõi âm, và nhất là để cầu khẩn thần linh tức khắc hiện ra giúp con người.

Thạch Sanh ở trong hốc cây đa, mình trần đóng khố nhưng vẫn giữ trọn chữ hiếu khi đốt mấy nén nhang ngày giỗ cha giỗ mẹ. Trương Ba đốt nhang, Đế Thích hiện ra giúp chàng thắng cuộc cờ với lão hàng thịt. Khắp nơi ở Việt Nam gọi là hương, nhưng từ cuối thời Trần, khi tướng Trần Khát Chân hy sinh, dân làng Hoàng Mai, vùng Kẻ Mơ và vài nơi khác ở Thăng Long (Hà Nội) kỵ chữ“hương” - là tên em ruột của vị thành hoàng làng của Hoàng Mai - nên gọi cây hương là nhang. Nhang được sử dụng vào việc thờ cúng tổ tiên, thần phật, tổ nghề... Nhang, hoa, rượu là đầu vị quan trọng nhất của tục thờ cúng. Tùy theo nguyên liệu để làm nhang mà người ta chia ra nhang xạ và nhang trầm. Muốn làm nhang phải có tăm nhang. Tăm nhang được chẻ từ cây nứa khô dễ cháy nhất là “nứa ngô” và “nứa bánh tẻ”. Tăm nhang tròn và nhỏ bằng que tăm nhưng dài như chiếc đũa. Vì trầm rất hiếm nên người ta pha thêm thứ bột để làm nhang, nhờ nó mà nhang cháy đượm cả giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày. Để bột dính chặt vào tăm nhang và không bị rã rời, người ta phải dùng keo làm từ vỏ cây dó hoặc cây rà rớt. Bột dó dính bột rà rớt pha với bột trầm, bột thảo mộc theo tỷ lệ 1/5 đến 1/12 , càng nhiều bột trầm thì nhang càng thơm.

Khi thắp nhang cúng lễ, người ta chỉ cắm một hoặc ba nén nhang nếu cúng trong nhà. Đại lễ ở chùa , đình, đền mới thắp bảy hay chín nén lúc mới vào cuộc lễ. Còn sau đó cũng chỉ thắp bổ sung một đến ba nén là vừa. Thắp nhiều hơn là không đúng. Nhiều nén nhang cho vào bao giấy gọi là thẻ nhang. Thẻ nhang được bao trong giấy điều, hồng có in hình phật Bà , chữ chúc phúc, bàn tay năm ngón giơ lên trời hoặc thương hiệu của nhà sảnxuất nhang. Còn túm rất nhiều nén nhang lại như bó đũa thì gọi là bó nhang.

Với người làm nhang, quan trọng là để nhang được khô ráo. Nhang làm xong phải được hong phơi kỹ. Các nén nhang, thẻ nhang , bó nhang đều phải đặt ở nơi khô ráo , tránh nước và không khí ẩm. Nếu làm vào mùa mưa dầm gió bấc thì phảidùng lò sấy. Ngày trước, thường người thành thịmới mua nhang trầm để đi lễ chùa, đình hoặc lễ ở nhà vì nhang trầm rất đắt. Người nông thôn mua nhang trám, vì rẻ hơn mà khói lại dày. Thường nhang trầm có màu vàng , nhang trám có màu đen. Nhang đen bao giờ cũng bó thành bó chứ không làm thành thẻ như nhang trầm. Tăm để làm nhang đen cũng dài hơn tăm nhang trầm.

Ngoài nén nhang, cây nhang, còn có nhang vòng. Nguyên liệu làm nhang vòng cũng là bột trầm, bột thảo mộc nhưng không có tăm nhang. Muốn làm nhang vòng phải dùng bàn ép chứ không dùng bàn lăn. Lối ép nhang vòng cũng tựa như làm bún sợi. Cối ép nhang làm bằng gỗ hoặc thép. Ngườitachobột làm nhang vào cối rồi ép cho bột qua lỗ nhỏ cuốn thành vòng tròn đồngtâmnhưcái lò so-đườngkínhhìnhtròntừ 10 cm đến 20 cm hoặc hơn nữa. Nhang vòng cháy đượm và lâu. Do không thể túc trực bên ban thờ, người ta dùng nhang vòng để tỏ lòng cung kính, thủy chung trước sau như một không lơ là. ở chùa, đình, đền nhang vòng được sử dụng thường xuyên.

Nghề làm nhang cũng có tổ nghề. Hồi nửa đầu thế kỷ 20, ở Hà Nội có các hiệu làm nhang danh tiếng như Quảng Thái, Hoàng Phát, Vạn Hoa... Nghe nói người sản xuất ở các hiệu này đều là dân làng Cao bên Hưng Yên. Cả làng Cao làm nghề sản xuất nhang, giỗ tổ nghề ngày 22 tháng 8 âm lịch. Ngoài việc ra Hà Nội, người làng Cao còn mở hiệu ở Huế và ở Sài Gòn...

Ngày Tết, đốt nhang thờ cúng trời đất, tổ tiên ta có cảm giác như được chứng giám lòng thành; tổ tiên về cùng vui Tết và giúp cháu con được may mắn, vạn sự như ý.

Tuấn Long

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghề làm nhang

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.