Ở nhiều nơi trên thế giới người ta tin rằng sau khi hổ chết linh hồn chúng xâm nhập vào lòng đất và biến thành hổ phách. Trong các câu chuyện thần thoại của Trung Quốc, hổ có thể biến thành người.
Phần lớn hổ có bộ lông màu cam với những sọc đen. Lông ở bụng và má của chúng có màu trắng. Ảnh: savechinastigers.org. |
Hổ đực có thể giết chết và thậm chí ăn thịt con của những con đực khác trước khi chiếm "vợ" của chúng.
Thị lực của hổ trong bóng tối gấp 6 lần thị lực người.
Hổ không rên khẽ giống như mèo, nhưng móng vuốt của chúng cũng có thể thu gọn vào bàn chân. Chúng có 5 ngón ở hai chân trước và 4 ngón ở hai chân sau. Hai chân trước khỏe hơn hai chân sau để hổ có thể bắt những con mồi lớn. Hổ trưởng thành có 30 răng.
Đuôi hổ có chiều dài trung bình 1,2 m - tương đương một nửa chiều dài cơ thể. Nó giúp hổ giữ thăng bằng khi chạy và giao tiếp với đồng loại.
Hổ Hoa Nam có ít sọc vằn nhất.
Hai chân ở cùng một bên của hổ di chuyển gần như đồng thời khi chúng bước.
Phần lớn hổ có bộ lông màu cam với những sọc vằn màu đen. Lông ở bụng và má chúng có màu trắng. Hổ có lông trắng không phải là những con mắc bệnh bạch tạng. Giới khoa học tin rằng tất cả hổ trắng là hậu duệ của một con hổ Bengal đực có tên Mohan.
Hổ hoạt động mạnh nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn.
Ở nhiều nơi trên thế giới người ta tin rằng khi hổ chết linh hồn chúng xâm nhập vào lòng đất và biến thành hổ phách. Trong các câu chuyện thần thoại của Trung Quốc, hổ có thể biến thành người.
Hổ chỉ là con mồi của một kẻ săn mồi duy nhất: Người. Tuy vậy, mỗi năm có khoảng 50 người chết vì hổ.
Hổ trắng không phải là những con hổ bị bạch tạng như nhiều người vẫn tưởng. Ảnh: mossprojects.co.nz. |
Các bộ phận trên cơ thể hổ được dùng làm thuốc đông y trong hơn 1.000 năm qua. Nhưng tới nay người ta chưa tìm ra bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thây những loại thuốc đó thực sự có tác dụng. Thậm chí một số loại thuốc còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Răng, móng, da và các bộ phận khác của hổ cũng được dùng làm bùa, vật trang trí, đồ trang sức để xua đuổi tà ma.
Tại châu Á các trang trại nuôi hổ bất hợp pháp cung cấp các bộ phận của hổ cho các cơ sở chế biến thuốc đông y.
Vào năm 1959 vẫn còn khoảng 4.000 con hổ Hoa Nam tại Trung Quốc trong môi trường tự nhiên. Nhưng cùng năm đó chúng bị liệt vào danh sách những động vật có hại và cần phải tiêu diệt. Phong trào săn bắn hổ Hoa Nam diễn ra khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc. Hậu quả là từ cuối thập niên 70 tới nay không ai nhìn thấy bất kỳ một cá thể hổ Hoa Nam nào. Giới bảo tồn cho rằng có thể phân loài hổ này đã tuyệt chủng.
Số lượng hổ nuôi nhốt hiện nay lớn hơn số lượng hổ trong môi trường hoang dã.
Với tốc độ biến mất như hiện nay, hổ hoang dã có thể biến mất hoàn toàn trong 5 năm tới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.