Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Một tiền gà, ba tiền thóc”

Tiên Thêm Sắc| 18/07/2010 07:18

(HNM) - Trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều sản phẩm tái chế ăn theo các sản phẩm chính hãng. Giá cả sản phẩm tái chế rẻ hơn nhiều khiến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm đến. Thực tế cho thấy, để hạ giá thành, các đơn vị sản xuất sản phẩm tái chế thường bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và môi trường...

Theo một nghiên cứu đáng tin cậy của Tổ chức nghiên cứu độc lập Quality Logic Inc (Mỹ), thông qua việc sử dụng công cụ HP Toner Tool (công thức giúp khách hàng so sánh tổng chi phí in ấn khi sử dụng mực chính hãng và mực tái chế) cũng như căn cứ vào thói quen in ấn phổ biến của 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu in ấn cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: Việc sử dụng các hộp mực tái chế không chỉ khiến người sử dụng phải gánh chịu thêm 31% tổng chi phí so với trường hợp nếu họ sử dụng hộp mực LaserJet đơn sắc chính hãng của HP.

Trong báo cáo của Gartner, các sản phẩm tái chế dường như rất khó phân rã thành những nguyên liệu khác, gây tác động không tốt đến môi trường, tăng lượng bức xạ CO2. Và khi lượng bức xạ CO2 tăng lên không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng mà còn lan tỏa ra không gian xung quanh. Những thử nghiệm bổ sung của Quality Logic thực hiện trong năm 2009 cũng đã cho ra kết quả: 70,3% các hộp mực tái chế đều gây ra những vấn đề khác nhau về in ấn, bao gồm lượng mực trên các trang in không ổn định, rò rỉ mực nước và mực bột làm hỏng các bộ phận của máy in... dẫn đến không thể in được, thậm chí làm ngưng hoạt động của máy. Đó là chưa tính tới chi phí do máy ngừng hoạt động, tìm nguyên nhân hỏng hóc và chi phí sửa chữa. Lợi và hại của mực in tái chế và chính hãng chỉ là một trong hàng nghìn ví dụ đang diễn ra trong hoạt động kinh tế - xã hội.

Kinh tế thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhất là sau khủng hoảng thì sử dụng dịch vụ hay sản phẩm rẻ tiền để giảm chi phí đầu vào là một trong những cách mà các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn. Tuy nhiên, từ câu chuyện mực in, doanh nghiệp nên cân nhắc vì không phải vô cớ mà các cụ ta xưa có câu: "Một tiền gà, ba tiền thóc".

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
“Một tiền gà, ba tiền thóc”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.