Theo dõi Báo Hànộimới trên

Một số hiểu biết về nhà máy điện hạt nhân

Minh Đàm| 12/11/2015 06:17

Hỏi: Trong quá trình vận hành, nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) có thường xuyên phải dừng để sửa chữa hay không? Trước khi nạp vào lò phản ứng (LPƯ), nhiên liệu hạt nhân có gây nguy hiểm về phóng xạ không? Có phải chỉ những người công tác trong ngành hạt nhân mới bị nhiễm xạ hay không? Nguyễn Khắc Anh Khôi (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Hỏi: Trong quá trình vận hành, nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) có thường xuyên phải dừng để sửa chữa hay không? Trước khi nạp vào lò phản ứng (LPƯ), nhiên liệu hạt nhân có gây nguy hiểm về phóng xạ không? Có phải chỉ những người công tác trong ngành hạt nhân mới bị nhiễm xạ hay không?
Nguyễn Khắc Anh Khôi (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Trả lời:


Theo Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử: Tổ máy của bất kỳ nhà máy ĐHN nào cũng là một tổ hợp máy móc và các hệ thống phức tạp nên cần được thường xuyên bảo dưỡng. Do vậy, mỗi năm một lần, mỗi tổ máy phải tạm dừng hoạt động để tiến hành sửa chữa định kỳ. Thông thường, người ta tận dụng thời gian tạm dừng hoạt động này để thay nhiên liệu hạt nhân (lấy ra nhiên liệu đã dùng xong và thay vào đó nhiên liệu mới). Ba năm một lần, tiến hành đại tu định kỳ, trong đó có kiểm tra thân LPƯ khi đã lấy hết nhiên liệu ra ngoài. Đối với mỗi nhà máy ĐHN có một lịch trình trung tu và đại tu định kỳ có ghi rõ tất cả những công việc mà công ty sửa chữa phải làm. Ngoài sửa chữa định kỳ còn có những sửa chữa hằng ngày được tiến hành khi thiết bị đang hoạt động hoặc ngắt tổ máy trong trường hợp có thiết bị nào đó bị hỏng.

Trong khi đó, nhiên liệu hạt nhân trước khi được nạp vào LPƯ không gây nguy hiểm về phóng xạ. Ở đây có tia anpha của hai đồng vị uran và tia beta, gamma của 3 hạt nhân con của các đồng vị này có thời gian tồn tại ngắn. Các tia này hầu như hoàn toàn được hấp thụ trong các viên nhiên liệu và trong lớp vỏ của các thanh tỏa nhiệt, nên chúng không có tác động ra bên ngoài. Cường độ tác động ra bên ngoài của tia gamma từ 1kg nhiên liệu hạt nhân với LPƯ nước - nước - 1.000 ở khoảng cách 1m là 0,29 mcSv/giờ. Chỉ số này không cao hơn những chỉ số cao nhất của phông phóng xạ tại Mátxcơva (Nga). Lớp vỏ kín ngăn không cho chất phóng xạ phơi nhiễm vào da, cũng như thâm nhập vào trong cơ thể.

Cũng cần lưu ý rằng, những người làm trong các ngành khác không phải ngành hạt nhân cũng có thể bị hấp thụ lượng phóng xạ cao, đặc biệt là làm việc ở các tổ hợp dầu khí. Bản chất của vấn đề là ở chỗ, cùng với dầu và khí đốt, các chất phóng xạ cũng theo lên từ trong lòng đất, ví dụ như radi. Những đồng vị này đọng lại ở bề mặt trong các ống dẫn, bơm, bể chứa và làm tăng đáng kể phông phóng xạ. Khi nghiên cứu kỹ vấn đề này mới phát hiện ra rằng, những người làm ở các cơ sở khai thác dầu hấp thụ một liều lượng phóng xạ đôi khi còn cao hơn giới hạn đối với người lao động tại các nhà máy ĐHN.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Một số hiểu biết về nhà máy điện hạt nhân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.