Theo dõi Báo Hànộimới trên

Một nhà sáu cảm tử quân

ANHTHU| 03/08/2004 08:06

58  năm về trước, bà Thảo  là một trong 6  cảm tử quân của một gia đình ở phố Đồng Xuân, Hà Nội. Đó là ba chị em gái: Nguyễn Thị Tần, Nguyễn Bích Thảo, Nguyễn Bích Hạnh cùng với ba chàng rể: Phạm Thư Chương (chồng bà Hạnh), Nguyễn Đình Thụ (chồng bà Tần), Đỗ Đình Sửu (chồng bà Thảo) đã tham gia chiến đấu trong “60 ngày đêm khói lửa” và tham gia “cuộc rút quân thần kỳ” ra khỏi Hà Nội để rồi cùng với “lớp lớp đoàn quân tiến về” thủ đô giải phóng (10-10-1954).

Bộ đội chiến đấu chặn địch trên đường phố Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

Chúng tôi đến thăm bà Nguyễn Thị Bích Thảo, một cựu chiến binh đang cư trú tại khu tập thể 32 Lý Nam Đế (Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 58năm về trước, bà Thảolà một trong 6cảm tử quân của một gia đình ở phố Đồng Xuân, Hà Nội. Đó là ba chị em gái: Nguyễn Thị Tần, Nguyễn Bích Thảo, Nguyễn Bích Hạnh cùng với ba chàng rể: Phạm Thư Chương (chồng bà Hạnh), Nguyễn Đình Thụ (chồng bà Tần), Đỗ Đình Sửu (chồng bà Thảo) đã tham gia chiến đấu trong “60 ngày đêm khói lửa” và tham gia “cuộc rút quân thần kỳ” ra khỏi Hà Nội để rồi cùng với “lớp lớp đoàn quân tiến về” thủ đô giải phóng (10-10-1954).

Kể cho chúng tôi về những ngày đầu tham gia kháng chiến ở Hà Nội, bà Thảo nhớ như thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ: “Các em, các cháu hãy tạm xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”. Tuân theo lời dạy của Bác và được cha mẹ là các cụ Nguyễn Văn Nghiêm và Đỗ Thị Nhung khuyến khích, cổ vũ cả ba chị em gái là học sinhtiểu học và trung học đều xếp bút nghiên lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Nguyễn Thị Tần, làm công tác quân lương, quân trang, nấu ăn và may vá; Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Bích Thảo làm cứu thương, văn thư đánh máy. Trước khi tản cư lên chiến khu Việt Bắc, hai cụ thân sinh ra các chị đã hiến cả hai ngôi nhà 34 và 36 phố Đồng Xuân cho bộ đội làm kho chứa lương thực, thực phẩm và làm nơi thổi nấu cơm nước phục vụ bộ đội chiến đấu.

Năm tháng trôi qua, những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội vẫn in đậm trong trí nhớ, bà Thảo kể: “Sau cách mạng tháng Tám thành công, một vinh dự lớn củatôi và người chị gái (bà Hạnh) đã được gặp Bác Hồ tại khu Việt Nam học xá. Hôm đó, hai chị em tôi trong bộ quần áo dài trắng, được phân công kéo lá cờ đỏ sao vàng lên đỉnh cột cờ trong một cuộc mít-tinh. Trong khi chúng tôi đang tập trung làm nhiệm vụ thì ngoảnh lại thấy Bác Hồ đứng bên cạnh, Bác dặn “Các cháu phải mặc thêm áo ấm vào cho đỡ lạnh”. Thật cảm động biết bao trước sự quan tâm của Bác. Nhất là khi bước vào chiến đấu, anh chị em chúng tôi càng nhớ và làm theo lời dạy của Bác trong lá thư gửi Trung đoàn thủ đô, đại ý: Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cho các tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại... Nay các em gan góc tiếp thu tinh thần bất diệt đóđể lại truyền cho nòi giống Việt Nam muôn đời mai sau.

Ôi, lời lẽ của Bác đã rung động lòng người, cổ vũ chúng tôi sẵn sàng hy sinh chiến đấu để bảo vệ thủ đô, bảo vệ Tổ quốc. Không những các lực lượng vũ trang sẵn sàng “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” mà các tầng lớp nhân dân cũng sát cánh cùng bộ đội tham giachiến đấu. Người Hà Nội đã đục tường nhà mình thông sang nhà khác, đào giao thông hào từ phố này sang phố khác cho bộ đội và tự vệ di chuyển đánh địch. Nhiều hộ còn đem cả những đồ nội thất quý của nhà mình như tủ chè, sập gụ, bàn ghế... ra làm vật cảnquân thù. Khitiếng súng bùng nổ, người dân còn chặt cây, ngả cột điện chặn bước tiến các loại xe cơ giới của quân thù, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội ta tiêu diệt địch. Trong “60 ngày đêm khói lửa” ở Hà Nội, tôi nhớ mãi trận ngày 14-2-1947 cả khu phố Đồng Xuân rung lên dữ dội. Từ sáng sớm máy bay địch đã ném bom theo đường Hàng Mã, Hàng Chiếu đến ô Quan Chưởng. Đại bác địch nã vào các phố Hàng Rươi, Hàng Lược,Hàng Đồng, Lò Rèn, Hàng Sắt...

Trận đánh giữa tiểu đoàn 101 chúng tôi với quân địch diễn ra từ sáng sớm đến tối mịt hôm đó. Địch muốn phá các tuyến phòng thủ của đơn vị chúng tôi để chúng tiến vào trung tâm trận địa bảo vệ Liên khu 1 Hà Nội. Trong trận này, các chiến sĩ cảm tử của ta đã chiến đấu rất kiên cường, diệt được hơn 200 tên địch,ta hy sinh 15, bị thương 19. Buổi tối ta lại tiếp tục tập kích đánh bật một số điểmmà chúng mới chiếm được ban ngày. Tôi được phân cùng với các đồng chí khác, băng bó cứu thương, tải thương các thương binh về trạm cấp cứu. Và cứ thế, trong thế trận cài răng lược giữa ta và địch, quân và dân thủ đô đã anh dũng đánh địch, giànhgiật nhau từngngôi nhà, từng góc phố. 17-2-1946 sau “60 ngày đêm khói lửa” chúng tôi được lệnh rút ra khỏi Thủ đô để bảo toàn lực lượng, tiếp tụcchiến đấu cho đến ngày toàn thắng. Đượcsự giúp đỡ của nhân dânphường Tứ Liên, quận Tây Hồ, 1200 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn thủ đô đã vượt sông Hồng an toàn trong vòng vây của địch”.

Từ tình bạn chiến đấu nảy nở tình yêu , “ba chịem gái cảm tử quân” đã làm bạn đời với “với ba đồng đội cảm tử quân”. Cùng với tập thể ba cặp vợ chồng cảm tử quân đã tham gia nhiều chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và lại hòa mình trong “trùng trùng quân đi như sóng” trở về tiếp quản thủ đô trong ngày giải phóng 10-10-1954.

Đến nay cả ba chị em gái bà Nguyễn Thị Tần 87 tuổi, bà Nguyễn Bích Hạnh 83 tuổi, và bà Nguyễn Bích Thảo 79 tuổi đều còn mạnh khỏe, minh mẫn. Còn ba chàng rể: ôngPhạm Thư Chương (chồng bà Hạnh) đã nghỉ hưu với quân hàm đại tá, nguyên chính ủy sư đoàn 395quân khu ba; ông Nguyễn Đình Thụ (chồng bà Tần), đại tá đã mất sau cuộc chống Mỹ và ông Đỗ Đình Sửu (chồng bà Thảo) trung tá chínhủy trung đoàn đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu Tết Mậu Thân năm 1968. Kế tục truyền thốngcủa gia đình, lớp lớp con cháu của các chiến sĩ cảm tử năm xưa đều cố gắng học hành thành đạt, nhiều người đã tham gia quân đội hoặc làm cán bộ, công chức Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh “ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một nhà sáu cảm tử quân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.