Theo dõi Báo Hànộimới trên

Máy tạo khí ozone để khử độc: Hiểu sao cho đúng?

13/06/2016 13:49

Trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang uy hiếp trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nhiều sản phẩm máy tạo khí ozone được ra đời nhằm đem lại một giải pháp “khử độc” mới, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Song, thực tế đáng lo ngại là trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm máy tạo khí ozone kém chất lượng, quảng cáo không đúng sự thật, lừa đảo kinh doanh đa cấp. Bên cạnh đó, nhiều thông tin không được kiểm chứng và thiếu cơ sở khoa học về những nguy hại khi sử dụng máy đang được truyền tải rộng rãi trên mạng khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang và có cái nhìn thiếu thiện cảm về sản phẩm này.

Công nghệ ozone trong thực phẩm


Khí ozone là loại khí không màu, có khả năng ô xy hóa cực mạnh các chất hữu cơ. Với tính năng đặc biệt này, khí ozone được ứng dụng vào trong cuộc sống như một chất khử trùng, có khả năng giết chết vi khuẩn, khử nấm và làm sạch các hóa chất độc hại bám trên bề mặt thực phẩm.

Theo Th.S - Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Đan Thanh, công nghệ ozone đã được đưa vào sử dụng trong công nghiệp thực phẩm từ hơn một thế kỷ nay. Năm 2001, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức chấp thuận việc sử dụng ozone như một chất kháng khuẩn trong việc xử lý, lưu trữ và chế biến thực phẩm dưới dạng phun hoặc dạng nước. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng chấp thuận sử dụng ozone với các loại thực phẩm thịt, gia cầm, các sản phẩm tươi sống, các thực phẩm mới qua chế biến hoặc trước khi đóng gói.

Báo cáo phân tích khí ô xít nitơ


Ông Nguyễn Mạnh Thường, Giám đốc Công ty Tiếp Thị Gia Đình, đơn vị phân phối độc quyền máy tạo khí ozone làm sạch đa năng S01 do Viện Điện tử - Viện Khoa học - Công nghệ quân sự nghiên cứu và sản xuất, cho rằng các loại máy tạo khí ozone chất lượng tại VN hoàn toàn có khả năng khử độc thực phẩm trên bề mặt, riêng đối với những chất độc đã bị thẩm thấu vào bên trong thực phẩm, tính hiệu quả của khí ozone sẽ bị hạn chế.

Máy khử độc có tạo "độc"?

Nhiều bà nội trợ lo ngại thực phẩm khi sục khí ozone khử độc sẽ bị “khử” luôn các chất dinh dưỡng. Về vấn đề này, bác sĩ Thanh cho rằng, việc sử dụng công nghệ ozone được khuyến cáo phải thực hiện đúng kỹ thuật, trong đó đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh thời gian và nồng độ ozone tiếp xúc với thực phẩm. Chưa ghi nhận những biến đổi lớn về chất lượng thực phẩm sau khi được xử lý với ozone, ngay cả khi thực phẩm tiếp xúc với nồng độ ozone cao vào thời gian kéo dài, cũng chỉ ghi nhận những biến đổi chủ yếu về mặt màu sắc và mùi vị của thực phẩm hơn là chất lượng của thực phẩm.

Riêng với thông tin máy sục ozone tạo ra khí ô xít nitơ (NO2) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, ông Thường khẳng định, đối với những dòng máy kém chất lượng, không có bộ phận lọc khí và khử ẩm sẽ có khả năng sinh ra nhiều ô xít nitơ trong quá trình sử dụng. Đây là loại khí độc có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc lâu ngày. Tuy nhiên, không nên đánh đồng tất cả các sản phẩm máy tạo khí ozone đang có trên thị trường đều tạo ra loại khí này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các công ty có uy tín, mà còn khiến người tiêu dùng mất đi cơ hội được sử dụng một thiết bị đảm bảo an toàn thực phẩm.

"Hiện máy tạo khí ozone làm sạch đa năng S01 do Viện Điện tử - Viện Khoa học - Công nghệ quân sự nghiên cứu và sản xuất đã được Viện Khoa học vật liệu kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận chất lượng, đảm bảo trong quá trình sử dụng không sản sinh ra khí ô xít nitơ, rất an toàn cho người sử dụng", ông Thường khẳng định.

Cũng theo ông Thường, một chiếc máy tạo khí ozone đạt chuẩn cần phải hội đủ các điều kiện: công suất máy đúng chuẩn, tạo ra khí ô xy sạch, ô xy khô và loại bỏ được khí độc NO2. Vì vậy, người tiêu dùng nên mua máy tại các công ty uy tín, có chế độ bảo hành, sản phẩm minh bạch về nguồn gốc xuất xứ, có giấy kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Máy tạo khí ozone để khử độc: Hiểu sao cho đúng?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.