Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mặt trái của thụ tinh trong ống nghiệm

ANHTHU| 16/10/2009 09:17

Thế kỷ 21, nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người có thể tự tạo cho mình nhiều thứ, ngay cả một đứa con. Kỹ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) được ứng dụng trong y khoa đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy vậy, IVF lại có một cái giá quá cao.

Hai bé song sinh của Mastera, mỗi bé chỉ nặng 1.5 kg. (Ảnh: NYT)

Thế kỷ 21, nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người có thể tự tạo cho mình nhiều thứ, ngay cả một đứa con. Kỹ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) được ứng dụng trong y khoa đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy vậy, IVF lại có một cái giá quá cao.

Vợ chồng Jeff và Kerry Mastera ao ước có một gia đình. Họ đã tìm đến hàng chục bác sĩ và đã hơn 4 lần cấy tinh trùng vào trứng nhưng đều thất bại. Trong một năm, Mastera đã phải chi hơn 23% thu nhập cho việc điều trị hiếm muộn.

Đến lúc gần như bỏ cuộc, họ quyết định dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Kerry nhanh chóng mang thai và sớm hạ sinh một cặp bé trai. Thật không may, hai bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, Max phải nằm viện 43 ngày, trong khi đó Wes là 51 ngày sau khi sinh”. Tổng chi phí trang trải lên đến 1.2 triệu đô la.

“Sợ hãi, lũ trẻ trông giống như người ngoài hành tinh”, đó là những hồi tưởng của Kerry Mastera về ngày chào đời của cặp song sinh Max and Wes, sinh non trước 9 tuần. “Hai đứa phải thở bằng máy và nuôi ăn bằng ống. Chúng nhỏ đến mức chiếc nhẫn cưới của chồng tôi có thể đeo lọt vào bàn chân của từng đứa”.

8 tháng sau, những nỗ lực dường như được đền đáp, hai cậu con trai của vợ chồng Jeff và Kerry Mastera đều phát triển bình thường. Có thể nói đây là một trong số những thành công của kỹ thuật IVF.

Nguy cơ sinh non

Trong khi phần lớn các cặp song sinh trở về nhà an toàn, số liệu thống kê của chính phủ cho thấy 60% sinh non. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong trong những ngày mới chào đời, cũng như những vấn đề khác như chậm phát triển tinh thần, khiếm khuyết mắt, tai và khả năng học hỏi.

Phụ nữ mang song thai gặp phải những biến chứng thai kỳ nhiều hơn. Tử cung của mỗi người được cấu tạo chỉ để mang một bào thai, khi mang song thai sẽ tạo áp lực cho cổ tử cung, tạo ra nguy cơ vỡ màng ối sớm.

Các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật sớm để khâu màng ối lại. Nếu gặp phải trường hợp này, sau phẫu thuật, thai phụ được yêu cầu nằm yên trên giường.

Phần lớn sẽ gặp phải nguy cơ sinh non sau đó. Em bé được sinh ra trong tình trạng không khỏe mạnh như mơ ước. Em bé song sinh thường có nguy cơ sinh sớm ở tuần 35. Trong khi đó các bé sinh đơn, thời gian mang thai vào khoảng 39 tuần. Có những bằng chứng cho thấy, trẻ em sinh sớm có nguy cơ mắc phải các vấn đề học vấn, theo tiến sĩ Richard E. Behrman.

Theo một nghiên cứu liên bang, có khoảng 30% trường hợp các cặp sinh đôi phải được chăm sóc đặc biệt. Em bé song sinh có trọng lượng rất nhẹ, thường là 1.5 kg. Những bé này phải được chăm sóc y tế lâu dài và đối mặt với nhiều nguy cơ lớn.

Theo nghiên cứu mới đây, thụ tinh trong ống nghiệm là nguyên nhân chính làm tăng 36% tỷ lệ sinh non trong vòng 25 năm qua.

Hai cậu con trai của vợ chồng Jeff và Kerry Mastera. (Ảnh: NYT)

Áp lực thành công

Dưới các áp lực chi phí đắt đỏ cho mỗi lần thực hiện, các bác sĩ đã phớt lờ những lời khuyên của các chuyên gia rằng chỉ nên cấy một phôi trong quá trình thực hiện kỹ thuật IVF. Họ thường đặt thêm phôi dự phòng vào tử cung nhằm làm tăng khả năng có con”, tiến sĩ Macaluso, Hiệp hội Sản khoa Mỹ cho biết.

Một trung tâm nhộn nhịp có thể thu được hàng triệu đô la mỗi năm. Nhận biết các bậc cha mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm IVF ở bất cứ nơi nào, các bác sĩ cho họ quyền tự chọn số lượng phôi cấy vào tử cung. Với phần lớn bệnh nhân, cái giá đắt đỏ cho mỗi lần thụ tinh nhân tạo là nhân tố chính để họ đưa ra quyết định cuối cùng. Trong khi đó nhiều phụ nữ lại thích sinh hai đứa một lần.

Gánh nặng vật chất

Chi phí cho mỗi lần thực hiện kỹ thuật IVF giao động từ 12.000 đến 25.000 đô la. Đây là một cái giá đắt đỏ, nhưng so với chi phí trang trải cho chăm sóc y tế khi bé ra đời, số tiền trên không thấm vào đâu. Tiến sĩ Macaluso gọi đó là những “Em bé triệu đô”.

Theo ước tính của chính phủ, chăm sóc cho trẻ sinh non đã tiêu tốn 26 tỷ đô la mỗi năm, trong đó có khoảng 1 tỷ đô la cho trường hợp trẻ thụ tinh trong ống nghiệm. Chi phí này thậm chí vượt qua kinh doanh và tiêu dùng.

Không may mắn như vợ chồng Jeff và Kerry Mastera, Erin và Scott Hare đã mất đi đứa con gái trong cặp song sinh ra đời nhờ kỹ thuật IVF. Bé trai tuy vẫn sống nhưng phải phụ thuộc vào chăm sóc y tế kéo dài.

George và Narine Nazaretyan, cũng có cặp song sinh nữ nhờ kỹ thuật IVF. Bé Natlie bị tê liệt não. Về khía cạnh này, có thể nói, với các bà mẹ đang mang thai, IVF là cơn ác mộng.

Theo New York Times/Bee.net

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mặt trái của thụ tinh trong ống nghiệm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.