Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mách mẹ: Bí quyết trị rôm sảy bằng lá khế cực hiệu quả cho trẻ nhỏ

Ngọc Dung| 04/12/2019 10:15

Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo dân gian được nhiều mẹ "bỉm sữa" truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản, các mẹ đã có thể bảo vệ làn da con khỏi tình trạng rôm sảy trong những ngày nắng nóng.

Tác dụng ngừa rôm sảy của lá khế

Tắm nước lá khế giúp trị rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào những ngày thời tiết nóng bức. Nhiệt độ cao khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết nên gây bít tắc tuyến mồ hôi, dẫn đến da bị viêm và xuất hiện những nốt mụn đỏ, mẩn ngứa.

Theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt. Chính vì vậy, khi trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể cho trẻ tắm bằng lá khế để giúp làm mát da, giảm tình trạng viêm ngứa, trả lại cho bé làn da mịn màng.

Hướng dẫn trị rôm sảy bằng lá khế cho trẻ

Trị rôm sảy bằng lá khế là phương pháp mà hầu hết các mẹ đều đã từng nghe qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng lá khế sao cho đúng, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đây là 6 bước các mẹ cần thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế trong nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên lá. Sau đó, ngâm lá trong nước muối loãng để sát khuẩn rồi rửa lại lá dưới vòi nước chảy.
  • Bước 2: Tuốt lá khỏi phần gân chính, vò nhẹ lá bằng tay nhưng không vò quá nát.
  • Bước 3: Đem lá khế đã vò đun sôi trong khoảng 3 lít nước. Sau khi nước sôi, mẹ để khoảng 5 phút rồi tắt bếp đợi nước nguội bớt.
  • Bước 4: Tắm tráng cho bé bằng nước ấm để trôi đi lớp bụi bẩn và mồ hôi trên cơ thể trước khi tắm lá khế cho trẻ.
  • Bước 5: Dùng khăn xô để lọc bỏ cặn lá và sạn ra khỏi nước lá khế rồi từ từ đặt trẻ vào chậu nước và tắm rửa.
  • Bước 6: Tắm sạch lại cho bé bằng nước ấm để trôi đi hết nước lá khế trên người rồi dùng khăn lau khô người cho bé.

5 điều cần lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá khế

Giảm nhanh rôm sảy ở trẻ bằng nước lá khế.

Thứ nhất, mẹ hãy chọn lá khế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nhiễm các chất bảo vệ thực vật. Chọn những lá còn xanh, không quá non, không quá già, sạch sẽ và còn tươi, không bị khô héo, dập nát.

Thứ hai, để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá khế, mẹ có thể đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên mặt trong của cổ tay bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu tắm cho trẻ.

Thứ ba, mẹ không nên ngâm bé trong chậu nước lá khế quá lâu, chỉ nên tắm cho bé bằng nước lá khế 3 lần/1 tuần và không nên pha nước tắm lá khế quá đặc. Nếu da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị rôm sảy, mẩn ngứa thì mẹ không nên cho bé tắm lá khế. Bởi trong lá khế có nhựa dễ làm cho da bé bị xỉn màu.

Thứ tư, nhiều mẹ nghĩ rằng cho thêm muối vào nước lá khế khi đun để làm cho da bé sạch hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm bởi điều này sẽ khiến da bé có cảm giác nhớp dính. Mẹ chỉ nên dùng muối để rửa lá trước khi cho vào đun.

Thứ năm, nếu sau khi tắm bằng lá khế mà các nốt mẩn lan rộng hoặc sau 1 tuần tắm lá mà tình trạng rôm sảy không thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp. Đặc biệt, các mẹ không nên dùng lá khế tắm cho bé trong trường hợp da trẻ bị trầy xước nhiều, viêm nặng, có sưng mủ.

Cách chăm sóc con khi bị rôm sảy

Đối với những bé bị rôm sảy, các mẹ cần giữ cho cơ thể con luôn khô ráo, thoáng mát. Nên cho con mặc những bộ quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt. Phòng ngủ của bé nên để nhiệt độ khoảng 27-28 độ C, cũng không nên để quá lạnh hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.

Khi trời nóng, các mẹ cũng không nên cho trẻ ra ngoài, nhất là từ 10h đến 16h. Vì trong khoảng thời gian này, ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh nhất không chỉ khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi mà còn gây ra nhiều tác hại đối với làn da mỏng manh, non yếu của trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Hạn chế ăn những đồ cay nóng, tăng cường các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước để giúp giải nhiệt, hạn chế được sự phát triển của rôm sảy. Bên cạnh nước lọc, bé có thể uống thêm nước trái cây như: Nước mía, dừa hay nước cam, chanh…

Hằng ngày, mẹ vệ sinh vùng da bị rôm sảy cho bé sau đó bôi các loại kem giúp chống viêm, giảm ngứa. Theo TS.BS Nguyễn Như Lan: “Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ, đó là tính an toàn. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn những loại kem bôi từ thảo dược tự nhiên như Kem Em Bé”.

Kem bôi da dành riêng cho trẻ em.

Kem Em Bé chứa bộ đôi chống viêm thảo dược (tinh Nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã) có tác dụng giảm nhanh các vết đau rát, mẩn ngứa do rôm sảy, đồng thời, kích thích tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd giúp kem thẩm thấu vào da bé một cách nhanh nhất, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tạo lớp bảo vệ cho vùng da bị tổn thương. Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Các mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi trên làn da bé chỉ sau một vài ngày sử dụng sản phẩm.

Để được tư vấn về cách chăm sóc da cho trẻ bị chàm sữa, liên hệ tổng đài 1800.8179 (miễn cước) hoặc truy cập website: kemembe.com.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Mách mẹ: Bí quyết trị rôm sảy bằng lá khế cực hiệu quả cho trẻ nhỏ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.