Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, 5 năm tới, dự báo lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, sơ cấp nghề ổn định chiếm trên 50% nguồn cung thị trường lao động TP
Sinh viên Trường Cao đẳng Bách Việt trong giờ thực hành. |
Cần "thợ" hơn "thầy"
Các chuyên gia lao động cho hay, xem xét cơ cấu GDP Việt Nam từ 2010 tới nay có thể nhận thấy rất rõ ràng xu thế giảm tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lại tăng mạnh. Với cơ cấu GDP như vậy, nhu cầu lao động cho nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng tăng theo. Với thực tế đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho rằng, nếu người lao động có trình độ tay nghề giỏi thì cơ hội nghề nghiệp rất rộng. Và tất nhiên với đa số người lao động, việc tạo dựng vững vàng một nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động vẫn luôn cần thiết.
Cũng từ thực tế đó, cao đẳng nghề là hệ đào tạo đang được nhiều người học lựa chọn. Hơn thế, hệ cao đẳng còn nhiều yếu tố thuận lợi khác như thời gian đào tạo tương đối ngắn, thời gian thực hành, thực tập nhiều, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và được liên thông lên đại học. Theo các chuyên gia lao động, để có một nghề tốt, người học nên xem xét đến các yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của nghề như chương trình, năng lực đào tạo của trường; cơ sở vật chất, phương tiện thực hành, thực nghiệm tại trường và doanh nghiệp nhận thực tập; nhu cầu tuyển dụng thực tế của các doanh nghiệp cho các ngành đào tạo đó.
Ông Phạm Văn Đạt, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển của khách sạn New World chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng khi đặt vấn đề hợp tác đào tạo, tuyển dụng với doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Bách Việt đã đưa ra một định hướng đào tạo thực tế, phù hợp với thị trường lao động. Tầm nhìn của Bách Việt giúp các doanh nghiệp bỏ qua đoạn đường đào tạo lại lao động vừa mất thời gian, vừa tốn kém". |
Học nghề tại Bách Việt: Nhất nghệ tinh
Để đáp ứng nhu cầu thực của doanh nghiệp và người lao động, Trường Cao đẳng Bách Việt vừa mở thêm hệ đào tạo cao đẳng nghề để giải đáp bài toán lao động nghề chất lượng cao cho thị trường. Nhà trường hiện có 9 nghề bậc cao đẳng gồm: Kỹ thuật dược; Chế biến thực phẩm; Kỹ thuật xây dựng; Phiên dịch tiếng Anh thương mại; Quản trị khách sạn; Quản trị mạng máy tính; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thiết kế đồ họa; Kế toán doanh nghiệp. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Thường trực của trường cho biết chương trình đào tạo nghề tại Bách Việt được xây dựng với tiêu chí hàng đầu là "thiết thực, đổi mới - kịp thời đáp ứng những chuyển biến trên thị trường lao động", bước đầu đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, Trường Cao đẳng Bách Việt còn được biết đến với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu trong các trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành, thực nghiệm của người học. Hoạt động của trường cũng gắn bó rất mật thiết với các doanh nghiệp thông qua việc ký kết hợp đồng thực hành, thực tập ngay tại doanh nghiệp trong suốt quá trình học cũng như giới thiệu việc làm ngay sau khi ra trường. Quá trình thực hành, thực tập tại trường cũng như doanh nghiệp được bố trí đủ dài để người học không còn bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc thực tế, tạo thuận lợi không nhỏ để họ được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi ra trường.
Chưa hết, từ cuối năm 2013, Trường Cao đẳng Bách Việt đã tiến xa hơn trong quan hệ với các doanh nghiệp khi chính thức đặt quan hệ hợp tác đào tạo và tuyển dụng với nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất... Như vậy, người học tại trường nay có cơ hội được tham gia các sự kiện tư vấn hướng nghiệp, thực tập và tuyển dụng với định hướng nghề nghiệp rõ nét trong suốt quá trình học. Quá trình trao đổi, cọ xát trong môi trường doanh nghiệp quy mô cho phép người học có cái nhìn khá thực tế về nghề, từ đó xác định cho mình những kỹ năng còn thiếu để kịp thời bổ sung, hoàn thiện.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.