(HNMO) - Khoảng 12 triệu người trên khắp thế giới không có quyền công dân của bất cứ nước nào và do đó, đang bị chối bỏ những quyền con người cơ bản, Liên hợp quốc cảnh báo.
(HNMO) - Khoảng 12 triệu người trên khắp thế giới không có quyền công dân của bất cứ nước nào và do đó, đang bị chối bỏ những quyền con người cơ bản, Liên hợp quốc cảnh báo.
Tổ chức này đang kêu gọi nhiều quốc gia cùng ký vào 2 hiệp định về tình trạng không quốc tịch.
Theo LHQ, vấn đề này đang trở nên ngày càng nghiêm trọng bởi những trẻ em không có quốc tịch được sinh ra bởi những cha mẹ không quốc tịch.
Vấn đề này lan rộng nhất ở Đông Nam Á, Trung Á, Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi.
"Những người này đang rất cần sự giúp đỡ bởi họ sống trong sự lãng quên pháp lý đầy ác mộng", Antonio Guterres, Ủy viên cao cấp của LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết.
Do không có quốc tịch, những người không có quyền công dân có thể đối mặt với một loạt các vấn đề trong đó có quyền sở hữu tài sản, mở tài khoản ngân hàng, kết hôn hợp pháp hoặc đăng ký khai sinh cho con.
Một số người thậm chí còn đối mặt với những thời gian dài của sự cầm tù bởi họ không thể chứng minh họ là ai hay họ từ đâu đến.
Mới có 66 quốc gia ký vào Hiệp định 1954 về quyền cho những người không quốc tịch với những tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử, trong khi chỉ 38 nước tham gia Hiệp định 1961 cung cấp khung pháp lý để giúp các nước giảm tình trạng không quốc tịch.
"Thật xấu hổ khi hàng triệu người đang sống mà không có quốc tịch - một quyền cơ bản của con người", UNHCR nói.
Tuy nhiên, những tháng gần đây, Croatia, Panama, Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng ký vào một hoặc cả hai hiệp định quốc tế.
Mọi người có thể trở thành vô quốc tịch vì rất nhiều lý do, trong đó có việc tan rã của các quốc gia như Liên Xô và Nam Tư, hay việc tạo ra các quốc gia mới sau khi chế độ thuộc địa mất đi, như là các phần mở Châu Phi và Châu Á.
Những người không quốc tịch bao gồm người Rohingya ở Miến Điện, một số bộ lạc sống trên núi ở Thái Lan, một số nhóm người La Mã ở châu Âu và người Bidoon ở các nước Vùng Vịnh.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.