Láng Trung xưa có bốn xóm : Vườn, Ngay, Ao Đầm và Ngõ Cả. Trai đinh trong làng được chia làm bốn giáp là: giáp Vườn (gồm các họ Đỗ, Phạm, Nguyễn), giáp Trần (gồm chủ yếu người họ Trần từ Láng Thượng chuyển cư xuống và họ Lương), giáp Thượng và giáp Hạ gồm các họ lẻ. Láng Trung có đền Vô Vi cũng thờ Cao Sơn đại vương, lại có đền Vườn thờ vọng Linh Lang, giống như đền Ngọ của làng Láng Thượng.
Láng Trung xưa có bốn xóm : Vườn, Ngay, Ao Đầm và Ngõ Cả. Trai đinh trong làng được chia làm bốn giáp là: giáp Vườn (gồm các họ Đỗ, Phạm, Nguyễn), giáp Trần (gồm chủ yếu người họ Trần từ Láng Thượng chuyển cư xuống và họ Lương), giáp Thượng và giáp Hạ gồm các họ lẻ. Láng Trung có đền Vô Vi cũng thờ Cao Sơn đại vương, lại có đền Vườn thờ vọng Linh Lang, giống như đền Ngọ của làngLáng Thượng.
Láng Trung có chỉ có một ngôi chùa là chùa Mứng, tên chữ là Cảm ứng tự. Chùa ngày nay thuộc địa phận phường Láng Hạ. Chùa toạ lạc trên một doi đất cao nhìn ra sông Tô Lịch, có nhiều cây muỗm già đến trên trăm năm, tạo ra cảnh u tịch cho chùa giữa phố phường đông đúc. Tương truyền, sau khi Vua Lý Thánh Tông cho xây đền ứng Thiên ở làng Láng Hạ (năm 1070) thì cũng cho xây chùa này. Một công chúa con gái của nhà vua sau đã ra tu tại chùa đến khi mất. Chùa chỉ có ba gian tiền đường và hai gian hậu cung, kết cấu theo kiểu chữ “Đinh”. Ngoài thờ Phật, chùa cũng thờ ứng Thiên Hậu thổ phu nhân, là nữ thần giúp dân làm ruộng. Dưới nhà điện của chùa có bức tượng của thần, đúc bằng đồng, nặng trên 200 kg, tương truyền do một người ở làng Láng Hạ công đức vào thế kỷ XVII, đặt trên đền ứng Thiên, sau dân hai làng rước thần lên chùa Mứng.Đây là biểu hiện của việc thờ Mẫu địa của người Việt.
Tại Láng Trung hiện còn một di tích có giá trị khác là Pháo đài Láng. Năm 1940, thực dân Pháp cắm 5 mẫu ruộng ở Láng Trung để lập pháo đài để cùng với các pháo đài Xuân Tảo (Xuân Đỉnh), Xuân Canh ở Đông Anh, Thổ Khối ở Gia Lâm bảo vệ Hà Nội. Trong pháo đàiđặt bốn khẩy pháo 75 ly của Đức sản xuất, có đài chỉ huy, hầm trú ẩn, hầm để đạn, hai khẩu đại liên và nhiều súng trường để hỗ trợ và bảo vệ cho pháp cao xạ khi bị tấn công. Quân số có một đại đội lính Pháp và lính khố đỏ, do một viên quan hai Pháp chỉ huy.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Pháo đài Láng về tay quân đội nhân dân Việt Nam. Được sự hướng dẫn của một số sĩ quan người Việt giác ngộ đi theo cách m,ng, các chiến sĩ bộ đội và tự vệ xã Yên Lãng ở Pháo đài Láng đã nhanh chóng làm chủ kỹ, chiến thuật, chuyển pháo cao xạ thành pháo mặt đất để sẵn sàng bắn vào quân Pháp. Ngày 16 – 12 – 1946, đồng chí Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã đến thăm hỏi bộ đội và kiểm tra việc chuẩn bịchiến đấu.
Hồi 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946, Pháo đài Láng đã nổ những phát đạn đầu tiên vào các trại lính Pháp ở nội thành, mở màn cuộc kháng chiến của quân dân ta. Thực dân Pháp điều máy bay trinh sát để chỉ điểm cho máy bay chiến đấu ném bom vào Pháo đài Láng, song pháo ta phản kích trả. Ngày 22 - 12 - 1946, Pháo đài Láng đã bắn rơi một máy bay địch, xác rơi xuống phố Hàng Bột. Đây là lần đầu tiên máy bay Pháp bị bộ đội ta bắn tan xác trên bầu trời Hà Nội. Bộ đội Pháo đài Láng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi thư khen. Pháo đài Láng đã góp công cùng quân dân Hà Nội giam chân địch trong nội thành. Trong những ngày này, tự vệ và nhân dân xã Yên Lãng đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ bộ đội Pháo đài Láng chiến đấu.
Ngày nay, Pháo đài Láng đã trở thành di tích lịch sử cách mạng, một điểm tham quan du lịch ở ngay nội thành.
Tiến sĩ Bùi Xuân Đính
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.