Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làng Chèm

ANHTHU| 02/06/2004 15:27

Chèm là từ Việt cổ, gốc là ‘’T”lem’’, sau phiên ra âm Hán - Việt là Từ Liêm. Theo bài Minh trên quả chuông đúc năm 948 ở Đông Ngạc thì xa xưa, có một thôn Thượng Từ Liêm tức làng Chèm, và thôn Hạ Từ Liêm gồm hai làng Đông Ngạc và Nhật Tảo. Theo các bậc cao niên trong làng, xưa kia, làng còn có tên chữ là Thụy Điềm (một kiểu phát âm khác của ‘’T’ lem’’), sau đổi thành Thụy Hương, rồi lại đổi thành Thụy Phương. Như vậy, tên làng Chèm đã được Hán - Việt hóa để đặt cho tên cho huyện Từ Liêm được lập năm 621.

Chèm là từ Việt cổ, gốc là ‘’T”lem’’, sau phiên ra âm Hán - Việt là Từ Liêm. Theo bài Minh trên quả chuông đúc năm 948 ở Đông Ngạc thì xa xưa, có một thôn Thượng Từ Liêm tức làng Chèm, và thôn Hạ Từ Liêm gồm hai làng Đông Ngạc và Nhật Tảo. Theo các bậc cao niên trong làng, xưa kia, làng còn có tên chữ là Thụy Điềm (một kiểu phát âm khác của ‘’T’ lem’’), sau đổi thành Thụy Hương, rồi lại đổi thành Thụy Phương. Như vậy, tên làng Chèm đã được Hán - Việt hóa để đặt cho tên cho huyện Từ Liêm được lập năm 621.

Làng Chèm là quê của Lý Ông Trọng, tên thật là Lý Thân, nhân vật có dáng vóc khổng lồ, sức khỏe phi thường, nổi tiếng cả ba nước : Việt Nam, Trung Quốc và Hung Nô thế kỷ thứ III tr. CN. Theo lưu truyền dan gian, ông từng giúp An Dương Vuơng đánh thắng quân xâm lược Tần, sau đó được sang sứ nhà Tần. Sang đến nơi, đúng lúcnước Tần bịquân Hung nô xâm lược, không thể địch nổi.. Tần Thủy Hoàng nghe theo lời của các quan, dùng Lý Thân đi đánh giặc Hung nô, nếu Lý Thân thua, nhà Tần sẽ mượn tay quân Hung nô khử được một tướng tài của nước Nam, còn nếu Lý Thânđánh được thì tìm cách mua chuộc ở lại Trung Quốc. Nhưng sau Lý Thân đã đánh bại quân Hung nô, được Tần Thủy Hoàng phong chức, gả con gái cho và lưu ở lại, nhưng Lý Thân một mực chối từ, xin đem công chúa về nước sinh sống tại quê. Sau đó ít lâu, quân Hung nô lại đánh vào nước Tần, tiến sát kinh đô. Quân Tần không chống cự nổi. Vua Tần phải cho người sang đất Việt triệu Lý Thân sang, nhưng Lý Thân một mực từ chối. Vua Tần phải dùng kế làm một người giả Lý Thân, dựng ở cửa thành Hàm Dương, cho người làm cử động chân tay tượng Lý Thân. Quân Hung nô tưởng Lý Thân thật, sợ hãi bỏ chạy.

Sau khi Lý Thân mất, dân làng lập đền thờ ông, sau sửa thành đình. Tương truyền, đình Chèm được dựng từ năm 715, khi đó gọi là đền. Năm 866, Cao Biền qua đây đã cho tu sửa và tạc tượng Lý Ông Trọng bằng gỗ trầm hương. Sau đó, đình qua nhiều lần tu sửa., vào các năm : 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Đáng lưu ý là lần sửa vào năm 1902, đình được kiệu lên độ cao hơn hai mét bằng phương pháp thủ công để tránh nước lụt. Cuộc kiệu đình này tốn hơn 5000 đồng tiền Đông Dương. Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) chủ trì. Đình là công trình kiến trúc, là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, kiến trúc hiện tại theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” trên khu đất rộng chừng ba mẫu. Nổi bật nhất là tam quan ngoài, có bốn cột đồng trụ cao vút trên bờ sông Hồng.

Hội Chèm là hội diễn ra khá muộn : từ 15 đến 17 tháng Năm, với sự tham gia của ba làng kết nghĩa: Chèm (anh cả), Hoàng Xá (anh hai) và Mạc Xá (anh ba). Tục kết nghĩa này có gốc từ việc Nguyễn Văn Chất (thành hoàng làng Hoàng Xá) từng đi sứ cùng Lý Thân và làm quản mã cho đoàn sứ bộ; còn làng Mạc Xá thờ vọng Lý Thân. Mở đầu là lễ lấy nước: trai đinh ba làng đi ba chiếc thuyền thoi, từ bến đình Chèm lên quãng sông làng Mạc Xá để lấy nước về cúng tế. Sau đó là rước, tế, các trò vui, trong đó có thả chim bồ câu. Trong hội, cả ba làng đều sửa lễ bằng trâu, lợn (tự nuôi), làm bánh hết 20 thúng gạo nếp và 40 kg mật để thờ. Tục này có mặt tốt là giúp cho người nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi nhưng do lễ vật lớn nên người đến lượt sửa lễ rất tốn kém và vất vả.

Tiến sĩ Bùi Xuân Đính

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Làng Chèm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.