(HNM) - Sự khởi sắc của sân khấu hiện nay là sự vận động của các đơn vị nghệ thuật trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật không đơn thuần và đơn lẻ. Chìa khóa là khả năng tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật. Nhà hát Cải lương Hà Nội khá nhạy với vở diễn
Chương trình hòa âm ánh sáng với dòng nhạc EDM góp phần đưa âm nhạc Việt Nam bắt kịp thế giới. |
"Làng tôi", "Sông trăng" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam kết hợp giữa múa đương đại, kịch hình thể và xiếc đã tạo ra một bước tiến mới cho nghệ thuật xiếc. Nhà hát Tuổi trẻ không hổ danh là đơn vị nghệ thuật năng động nhất làng kịch phía Bắc với hàng loạt tác phẩm cuốn hút người xem bởi khả năng tương tác. Rõ ràng tư duy sáng tạo của nghệ sĩ đã thay đổi, họ không những chủ động đề ra ý tưởng, mà còn thuần thục các kỹ năng nghệ thuật như diễn xuất, múa, vũ đạo, âm nhạc, mỹ thuật, hát... Khi lên sân khấu, những kỹ năng đó biến thành khả năng đưa khán giả vào tác phẩm, cùng tham gia và sáng tạo nghệ thuật.
Mới đây, chương trình nghệ thuật "IONAH" ra mắt tại Thủ đô đã làm thay đổi những nhận định về sân khấu. Khán giả được trải nghiệm qua một tổ hợp nghệ thuật giải trí lộng lẫy, hấp dẫn trong cùng một chương trình, với múa, kịch, xiếc, âm nhạc điện tử, nghệ thuật thị giác, kỹ xảo ánh sáng… được so sánh ngang những show giải trí của Las Vegas (Mỹ). Đây là hướng đầu tư của nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu trong tương lai.
Đồ họa - bước ra khỏi khung kính
Nếu như hội họa còn lúng túng thì đồ họa lại có sự bứt phá nhất định trong nghệ thuật tạo hình. Theo TS Nguyễn Nghĩa Phương, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, các nghệ sĩ đã thoát khỏi ý niệm về đồ họa in nổi và khắc gỗ cổ điển. Họ sử dụng cách thức in gần gũi và dễ dàng với tất cả mọi người, song rất táo bạo. Chẳng hạn như in kỹ thuật số, in lõm cảm quang, lưới in trên giấy, in độc bản; hoặc thay vì dùng dao chuyên dụng thì họ dùng máy khoan, thậm chí cocacola chế bản in…
Sự đột phá có lẽ là ở việc nghệ sĩ đồ họa đã đưa tranh in thoát khỏi khung kính khi trưng bày, tạo cho tác phẩm có một thế giới biểu đạt đa diện, trong giới gọi là "đồ họa mở". Một vài triển lãm có tranh in được đưa xuống mặt đất hoặc treo trên dây đã ngay lập tức thu hút công chúng. Nghệ sĩ Nguyễn Bích Ngọc từng sắp đặt tranh in thành một cái cây, vừa vặn in bóng xuống mặt đất qua kỹ thuật ánh sáng, tạo hiệu ứng thị giác, gây ngỡ ngàng cho người xem. Nhà điêu khắc Phạm Khắc Quang với tác phẩm in nổi trên gỗ khắc như "Cổng làng", "Bếp đun" với hình ảnh không gian ba chiều khi thì đối lập, khi thì sống động như thật, đem lại một diện mạo khác cho đồ họa.
Lomography - nhiếp ảnh ngẫu hứng
Lomography không phải là một khái niệm nhiếp ảnh mới lạ, nhất là với những người đã chụp ảnh phim. Với việc mọi người đều có thể cầm máy thì Lomography trở thành một trào lưu thu hút người chơi ảnh. Lomography là trường phái nhiếp ảnh sử dụng dòng máy giá bình dân, tạo ra các bức ảnh không đạt độ căng mọng của hình ảnh, nhưng lại có hiệu ứng nghệ thuật khác biệt, như nhấn mạnh màu sắc hoặc các hiệu ứng phim âm bản. Bức ảnh Lomography phá vỡ tất cả quy định của nhiếp ảnh truyền thống, tạo ra góc nhìn mới lạ, khác thường, có khi quái đản, nhưng lại rất bắt mắt.
Triển lãm ảnh theo trường phái Lomography của tác giả Maika Elan thu hút giới nghệ thuật. Sân khấu - tương tác và tích hợp |
Maika Elan - nhiếp ảnh gia đoạt giải nhất hạng mục "Các vấn đề đương đại" cuộc thi Nhiếp ảnh World Press Photo (2013) cho dự án "The Pink Choice" nói rằng: "Lomo đã thay đổi tôi, từ người chỉ thích có những tấm ảnh đẹp, nay lại thấy có cảm xúc đẹp trong khi chụp một bức ảnh còn quan trọng hơn". Những dự án ảnh "Như là bố thôi", "Lễ hội hành xác ở Malaysia" và "HaDang" được Maika thực hiện không chỉ dừng ở việc chụp Lomo từng bức thông thường, mà sáng tạo bằng phương pháp "chồng phim", tạo ra hiệu ứng xúc cảm mới mẻ trong nghệ thuật nhiếp ảnh.
EDM - dòng nhạc thời thượng
Thế giới công nghệ đang cuốn không ít nghệ sĩ vào vòng xoáy của nó và trong âm nhạc - loại hình nghệ thuật phổ biến và luôn cập nhật là dòng nhạc EDM - Electronic Dance Music, hay có thể hiểu đó là âm nhạc được tạo ra từ các thiết bị điện tử. Các nhạc sĩ, ca sĩ của xu hướng này luôn chú trọng âm sắc mới từ nhạc cụ điện tử mang lại hoặc tìm cách khai thác âm thanh mang tính thể nghiệm cao. EDM không chỉ là những bản nhạc ầm ĩ, sôi nổi, với âm thanh đa diện, nhiều "màu" mà còn có những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, giúp con người giải tỏa căng thẳng. Ở Việt Nam, dòng nhạc này mới được công chúng biết tới thông qua chương trình "Hòa âm ánh sáng - The Remix" phát sóng toàn quốc. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng làm khuynh đảo các bảng xếp hạng âm nhạc nhờ đi theo hướng này như: Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Issac, Đông Nhi, Kimmese, Touliver, Slim V, Justa Tee…
Những người khai phá và đón trước xu thế này ở Việt Nam với khẩu hiệu: "Không chạy theo thị hiếu của khán giả mà tạo trào lưu mới và dẫn dắt khán giả theo" là nhạc sĩ Quốc Trung và nghệ sĩ Trí Minh. Hai nhân vật với những liên hoan âm nhạc nổi bật thường niên là "Liên hoan âm thanh Hà Nội" từ năm 2008 và "Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa" từ năm 2014, đã góp phần đưa âm nhạc Việt Nam bắt kịp thế giới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.