Làm việc ca kíp luân phiên vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sử dụng insulin để kiểm soát đường trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đồng hồ sinh học của cơ thể cũng gián tiếp chịu trách nhiệm điều chỉnh trọng lượng của cơ thể bằng cách kiểm soát nhiệt độ và mức độ đường trong máu. Theo tác giả của cuộc nghiên cứu này, TS. Frank Hu, chuyên gia dinh dưỡng và dịch tễ học tại trường Y tế công cộng Harward: “Vẫn chưa rõ có hay không những người thường xuyên làm việc vào ban đêm có khả năng tự điều chỉnh đồng hồ sinh học trong cơ thể để tránh sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là thời gian ca kíp thay đổi nhiều hoặc làm việc lâu dài vào ban đêm sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học về giấc ngủ trong cơ thể, làm tăng rủi ro mắc tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, TS Hu còn lưu ý về những ảnh hưởng tích luỹ từ việc làm ca đêm, dù thời gian làm ca đêm ít nhưng vẫn gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hiệu suất công việc.
Cứ 12 người Mỹ trong độ tuổi trưởng thành thì có một người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường, trong khi đó có khoảng 346 triệu người đang làm việc trong môi trường ca kíp vào ban đêm. Phần lớn đều bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do dư thừa trọng lượng cơ thể và ít vận động. Khi bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, thần kinh và tim.
Nếu như công việc của bạn luôn đòi hỏi phải làm việc ca đêm luân phiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường bằng cách ngủ đủ giấc để tránh việc thiếu ngủ trong khi làm đêm. Ngoài ra cần giữ thói quen tập thể dục hàng ngày để cải thiện chất lượng ngủ của bạn. Hạn chế dùng caffein trong giờ làm việc ca đêm để tránh sự “can thiệp” giấc ngủ bù của bạn sau khi tan ca.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.