Lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ là 8,8-11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên 4,1%/năm.
Lãi suất cho vay USD bình quân với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ 4,4-5,5%/năm đối với ngắn hạn; 5,8-7,8%/năm đối với trung và dài hạn.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tháng 9, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,2%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,6-4,1%/năm cho kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 6,8-7,8%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 7,5-8,5%/năm cho kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng; 7,4-8,4%/năm kỳ hạn trên 24 tháng.
Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức tín dụng ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ là 8,8-11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên 4,1%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ 4,4-5,5%/năm đối với ngắn hạn; 5,8-7,8%/năm đối với trung và dài hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, với sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ tích cực của các tổ chức tín dụng, hoạt động cấp tín dụng đối với nền kinh tế đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp, việc cung ứng và hấp thụ vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước dự báo tiếp tục đối với mặt với nhiều khó khăn, thách thức, doanh nghiệp, người dân trong giai đoạn này rất cần các chính sách tháo gỡ, hỗ trợ, đồng hành của các cấp, ngành để phát triển sản xuất, kinh doanh.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.