Theo dõi Báo Hànộimới trên

Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đình Hiệp| 02/01/2023 09:25

(HNMO) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 340/KH-UBND về việc kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Mục đích của kế hoạch là thông qua công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan, cá nhân ban hành, kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản trái pháp luật để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định.

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, khách quan, toàn diện, tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành phải được kiểm tra, xử lý bằng các hình thức và biện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật.

Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản, không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, tuân thủ nghiêm túc trình tự, thủ tục thực hiện rà soát theo quy định tại Chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14-5-2016 của Chính phủ, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý kết quả rà soát.

Kế hoạch nhấn mạnh việc bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các cấp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong công tác ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan có trách nhiệm chủ động thực hiện, phối hợp thực hiện trong quá trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các văn bản lập theo danh mục được chính xác, đúng quy định.

Đối với việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch yêu cầu kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hằng năm ở đơn vị, địa phương mình; sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra văn bản và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Bảo đảm các điều kiện cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản; việc bố trí cán bộ chuyên trách, tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản; các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, bố trí kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản của đơn vị, địa phương; công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức mạng lưới tiếp nhận thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản.

Công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên đối với toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp ban hành trong năm 2023, gồm: Quyết định của UBND các cấp; Nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.