Điểm đến

Khu biệt giam chuồng cọp Côn Đảo - Địa ngục trong địa ngục

Ngọc Diệp 08/04/2025 13:30

Các trại giam ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được ví như “địa ngục trần gian”. Trại Phú Tường có diện tích 5.781m2 do thực dân Pháp xây dựng, tồn tại qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây đã giam cầm, đày ải hàng chục vạn chiến sĩ, trí sĩ và người yêu nước.

W_img_3095.jpg
Trại Phú Tường được xây dựng vào năm 1940, thuộc Trung tâm cải huấn Phú Hải, nằm trên đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nơi đây được mệnh danh là "chuồng cọp kiểu Pháp", một trong những hệ thống nhà tù thực dân Pháp bí mật xây dựng để giam giữ và tra tấn những người tù chính trị. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3057.jpg
Hội Cựu chiến binh phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội thăm trại Phú Tường (Côn Đảo). Ảnh: Ngọc Diệp.
Nếu ví nhà tù Côn Đảo là “địa ngục trần gian”, thì chuồng cọp Côn Đảo chính là
Nếu ví nhà tù Côn Đảo là “địa ngục trần gian”, thì chuồng cọp chính là nơi diễn ra các đợt tra tấn dã man, tàn khốc những người yêu nước và chiến sĩ cách mạng.
Để che giấu cho tội ác của mình, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xây dựng khu chuồng cọp một cách bí mật. Và bọn chúng không thể tưởng tượng sẽ có ngày bí mật bị lộ diện. Tháng 6-1970, phong trào phản chiến lên cao. Nhiều sinh viên xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh đã bị bắt ra Côn Đảo. Trước áp lực của dư luận trong nước cũng như quốc tế, có 5 thanh niên từng bị giam trong trại Phú Tường được thả về Sài Gòn. Cũng lúc này, dư luận trong nước và quốc tế dấy lên tin đồn về trại giam chuồng cọ
Để che giấu cho tội ác của mình, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xây dựng khu chuồng cọp một cách bí mật. Bọn chúng không thể tưởng tượng sẽ có ngày bí mật bị lộ diện. Tháng 6-1970, phong trào phản chiến lên cao. Nhiều sinh viên xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh đã bị bắt ra Côn Đảo. Trước áp lực của dư luận trong nước và quốc tế, một số thanh niên từng bị giam trong trại Phú Tường được thả về Sài Gòn. Cũng lúc này, dư luận trong nước và quốc tế dấy lên tin đồn về trại giam chuồng cọp nhưng các cuộc điều tra đều không có bằng chứng. Sau khi được thả, các sinh viên nói trên đã bằng trí nhớ ghi lại bản đồ hướng dẫn cách đi vào chuồng cọp và gửi cho những nhà báo quốc tế. Đến tháng 6-1970, một đoàn thanh tra gồm các dân biểu Mỹ cùng các nhà báo quốc tế được cử đến Côn Đảo để đi tìm sự thật, và chuồng cọp lộ diện. Ảnh: Ngọc Diệp.
Khu biệt giam nổi tiếng của thực dân Pháp xây dựng tại Côn Đảo này nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của những người tù. Ảnh: Ngọc Diệp.
Khu biệt giam nổi tiếng của thực dân Pháp xây dựng tại Côn Đảo này nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của những người tù. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3068.jpg
Chuồng cọp kiểu Pháp có 120 phòng biệt giam được chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng. Các phòng giam rộng 1,45m x 2,5m. Lúc cao điểm, có thể có 1-12 người bị nhốt trong 1 phòng. Ăn, ngủ, vệ sinh đều ngay tại chỗ, vô cùng khổ cực. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3088.jpg
Các nữ tù chính trị bị giam trong chuồng cọp. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3087.jpg
Phòng giam số 35, nơi Mỹ - ngụy đã giam giữ các nữ tù chính trị kiên cường, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Hoa (nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ảnh: Ngọc Diệp.
Phía trên chuồng cọp có dãy song sắt và hành lang để gác ngục từ trên cao quan sát bên dưới. Những tên lính này thường tra tấn các tù nhân bằng cách dùng gậy có đầu bọc sắt nhọn chọc từ trên cao xuống, chúng dùng các hình thức tra tấn dã man như dội nước bẩn, ném vôi bột vào vết thương các tù chính trị, không cho tắm, thùng vệ sinh thì từ 1 - 2 tháng chúng mới cho đi đổ một lần. Ảnh: Ngọc Diệp.
Năm 1979, khu chuồng cọp Côn Đảo được Chính phủ công nhận là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia và sau đó trở thành điểm đến nổi tiếng để du khách tới tham quan, học tập, tìm hiểu về sự đấu tranh bất khuất của các thế hệ người Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Trong ảnh: Tượng sáp mô phỏng lại cảnh gác ngục từ trên cao quan sát chuồng cọp bên dưới, tra tấn các tù nhân bằng cách dùng gậy có đầu bọc sắt nhọn chọc từ trên cao xuống. Ảnh: Ngọc Diệp.
Phía trên chuồng cọp có dãy song sắt và hành lang để gác ngục từ trên cao quan sát bên dưới. Những tên lính này thường tra tấn các tù nhân bằng cách dùng gậy có đầu bọc sắt nhọn chọc từ trên cao xuống, chúng dùng các hình thức tra tấn dã man như dội nước bẩn, ném vôi bột vào vết thương các tù chính trị, không cho tắm, thùng vệ sinh thì từ 1 - 2 tháng chúng mới cho đi đổ một lần. Ảnh: Ngọc Diệp.
Hình ảnh tái hiện lại những tên gác ngục dội nước bẩn, ném vôi bột vào vết thương của các tù chính trị, không cho tắm, thùng vệ sinh thì từ 1 - 2 tháng chúng mới cho đi đổ một lần. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3092.jpg
Ngày 30-4-1975, nhờ radio, nữ tù nắm được tin quân ta đã giải phóng Sài Gòn. Tuy nhiên, tại nhà tù Côn Đảo, địch kiểm soát chặt nên phải đến sáng ngày 1-5-1975, các tù nhân cách mạng mới thật sự được tự do. Trong ảnh: Tượng sáp tái hiện giây phút vỡ òa hạnh phúc, các nữ tù dắt dìu nhau cùng chạy ra khỏi phòng giam, tiếng reo hò hân hoan vang khắp sân trại trong niềm vui đại thắng. Ảnh: Ngọc Diệp.
W_img_3096.jpg
Trước mặt trại Phú Tường (nằm trên đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo) là bãi biển thơ mộng. Những ngày tháng 4 lịch sử, có rất nhiều đoàn khách từ khắp mọi miền của đất nước về thăm Côn Đảo, thăm trại Phú Tường, thắp hương tưởng niệm anh linh các liệt sĩ, đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi đảo xa. Ảnh: Ngọc Diệp.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Khu biệt giam chuồng cọp Côn Đảo - Địa ngục trong địa ngục

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.