(HNM) - Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou - 981 (Hải Dương - 981) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 6 tháng trước; yêu sách về
Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi đưa ra quyết định đó. Nếu xem xét các chi tiết liên quan về mặt hậu cần, tổ chức... tôi cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch từ 6 tháng trước cho hành động leo thang kể trên.
Tàu hải cảnh dẫn đầu một nhóm tàu Trung Quốc các loại lao ra uy hiếp các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ảnh: My lăng |
- Từ khi tiến hành phát triển kinh tế cách đây hơn 3 thập kỷ, Trung Quốc luôn nhấn mạnh quan điểm "phát triển trong hòa bình", nhưng với sự gia tăng những hành động gây hấn tại Biển Đông, biển Hoa Đông, liệu "mặt nạ" này có bị bóc trần?
- Hành vi của Trung Quốc chắc chắn không nhất quán với những tuyên bố về cái gọi là "phát triển trong hòa bình" như nhiều thế hệ lãnh đạo nước này vẫn rao giảng. Chúng ta đã từng hy vọng Trung Quốc sẽ nổi lên thành "một bên có trách nhiệm" trong tiến trình phát triển ở khu vực và toàn cầu. Vấn đề là Trung Quốc không gia tăng sức mạnh một cách tự nhiên bằng nội lực mà là sử dụng các biện pháp cứng rắn để gia tăng tham vọng. Tôi cảm thấy thất vọng khi Bắc Kinh tìm mọi cách nhằm xác nhận lại cái mà họ cho là "địa vị hợp pháp" như là một thế lực thống trị Châu Á. Và khi làm vậy, Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là "chủ nghĩa xét lại" thông qua tìm kiếm mở rộng chủ quyền lãnh thổ, bất chấp gây căng thẳng với tất cả các quốc gia láng giềng ở Châu Á. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã xác định về một "Trung Quốc vĩ đại hơn" - một Trung Quốc đạt tới đỉnh cao quyền lực như đời nhà Hán, Thanh, phớt lờ thực tế lịch sử là đế quốc Trung Quốc đã mở rộng rồi co cụm lại như tất cả các nền văn minh và đế chế phong kiến khác trên thế giới. Rõ ràng, tư tưởng bá quyền của giới lãnh đạo Trung Quốc buộc các quốc gia khác phải tìm con đường cân bằng để đối phó.
GS-TS John Lee hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh quốc tế (Trường Đại học Sydney - Australia). Ông là chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, đồng thời cũng là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Hudson ở Washington (Mỹ). GS-TS John Lee có hàng trăm công bố khoa học được xuất bản trên những ấn phẩm nghiên cứu chính sách, khoa học hàng đầu tại Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông cũng thường xuyên được mời để thuyết trình trước cấp bộ trưởng và quan chức cấp cao tại Mỹ, Singapore, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Australia. |
- Từ góc độ người nghiên cứu về Trung Quốc, GS nhận xét gì về cái gọi là "đường lưỡi bò 9 đoạn" trên Biển Đông mà gần đây Bắc Kinh cho rằng đã có lịch sử hơn 2.000 năm?
- Đây là sự đòi hỏi phi lý, độc đoán, không hề dựa vào luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc khẳng định các nhà hàng hải của họ trong lịch sử đã sử dụng các đảo đất nằm trong phạm vi của cái gọi là "đường lưỡi bò 9 đoạn" từ cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm thì các quốc gia ở Châu Âu cũng có thể đòi hỏi chủ quyền tương tự... Nếu ai đó muốn quay ngược lịch sử để thay đổi biên giới lãnh thổ, liệu họ có lập luận rằng Tân Cương trước năm 1949 và Tây Tạng trước năm 1951, những địa phương thuộc Trung Quốc ngày nay từng là một khu vực độc lập sau khi nhà Thanh sụp đổ?
- Trở lại câu chuyện giàn khoan Haiyang Shiyou - 981, những ngày qua nhiều phóng viên quốc tế đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa và họ đã ghi lại nhiều hình ảnh các tàu của Trung Quốc đã tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam như thế nào. GS suy nghĩ gì về những hành động của phía Trung Quốc?
- Vì một số lý do, thế giới vẫn chưa có nhiều thông tin về những gì đang xảy ra trên thực địa xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou - 981. Sở dĩ tôi biết những hành động tấn công của tàu Trung Quốc đến với ngư dân Việt Nam bởi tôi quan tâm đến vấn đề này. Và cũng có thể nói rằng, giàn khoan Haiyang Shiyou - 981 được sử dụng như một vũ khí để lấn chiếm Biển Đông chứ không phải là tìm kiếm dầu mỏ.
- Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.