Xây & Chống

Không lơ là, chủ quan trong phòng chống cháy nổ

Bình Yên 23/10/2023 - 06:20

Tình hình tai nạn cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, khu nhà trọ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm điểm làng nghề truyền thống, khu, cụm công nghiệp... Gần đây nhất, vụ cháy xảy ra tại nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini) trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (ngày 12-9) đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Nguyên nhân gây cháy, nổ thì có nhiều - cả khách quan và chủ quan - nhưng cốt lõi vẫn bắt nguồn từ sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm của con người. Thực tế, chúng ta vẫn thấy hình ảnh dây điện đấu nối chằng chịt như mạng nhện tại các chợ dân sinh; sự cẩu thả khi thắp nhang, đốt vàng mã; thói quen ra khỏi nhà không tắt cầu dao điện hay khóa bình gas; thậm chí có người đã xuống hầm để xe của khu chung cư vẫn phì phèo điếu thuốc lá…

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, từ ngày 1-10-2022 đến 30-9-2023, cả nước xảy ra hơn 1.900 vụ cháy, làm chết 144 người, bị thương 113 người, thiệt hại về tài sản ước hơn 315 tỷ đồng. Qua rà soát, cả nước có 5.805 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy vẫn được đưa vào sử dụng; hơn 8.000 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng. Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 250.000 tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; tạm đình chỉ hoạt động gần 4.000 trường hợp và đình chỉ hơn 3.000 trường hợp…

Các số liệu từ báo cáo trên cho thấy, dù Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác phòng cháy, chữa cháy nhưng nhận thức, ý thức trách nhiệm của địa phương, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về thực thi nhiệm vụ này còn hạn chế. Đặc biệt, một số nơi còn tình trạng buông lỏng quản lý hoạt động xây dựng. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép xảy ra ở nhiều địa bàn. Nhiều loại hình nhà ở riêng lẻ bị người dân tự ý chuyển đổi công năng thành chung cư mini, nhà trọ với mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh... Các loại hình "biến tướng" này chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý do không được xem x ghếnổ, gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn, phạm vi quản lý. Về lâu dài, Quốc hội cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác phòng cháy, chữa cháy; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy khi xem xét, quyết định việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Bên cạnh việc thực hiện đúng giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần tuân thủ quy định về phóng cháy, chữa cháy cho công trình, như: Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm; hệ thống ngăn khói; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ; thiết kế có cầu thang bộ để thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn; thường xuyên tự kiểm tra, tuyên truyền nâng cao ý thức người thuê trọ về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Mỗi cá nhân, hộ gia đình tại các khu trọ, nhà cho thuê để ở hoặc nhà ở riêng lẻ cần chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và từng thiết bị điện; hình thành thói quen tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết hoặc khi ra khỏi nhà; quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp hương thờ cúng; không tích trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở…

Quán triệt quan điểm của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ngày 20-9-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới”. Chỉ thị nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thủ đô tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm.

Quán triệt, thực hiện Chỉ thị, thời gian qua, các địa phương đã tập trung rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Gần đây nhất, ngày 18-10, UBND huyện Thạch Thất ban hành 3 quyết định về việc tạm dừng lãnh đạo và điều hành công việc của UBND xã đối với chủ tịch UBND các xã: Thạch Hòa, Bình Yên, Tân Xã để tập trung xử lý các vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy (trong đó có liên quan tới vụ "chung cư cao cấp My House" xây sai phép). Việc này cho thấy sự nghiêm túc của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện, với tinh thần "không có vùng cấm, không ngoại lệ", xử nghiêm cán bộ nếu có sai phạm.

Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội có văn bản chỉ đạo việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng, gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025. Việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức Đảng nêu trên nhằm làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, xem xét, xử lý theo quy định đối với các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan để xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại nhà số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình.

Tất cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc mạnh mẽ để cùng chống lại “giặc lửa”. Đây cũng là lúc cần sự tự giác, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng xã hội. Chúng ta hãy chỉn chu từ việc nhỏ nhất, thực thi với trách nhiệm lớn nhất, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Không lơ là, chủ quan trong phòng chống cháy nổ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.