Sâu bên trong Thổ tinh, khí trở thành chất lỏng dẫn điện và chịu ảnh hưởng của từ trường khiến nó nhớt như mật ong.
Năm 2017, tàu vũ trụ Cassini đã đâm xuống Thổ tinh, kết thúc nhiệm vụ thám hiểm kéo dài gần 2 thập kỷ.
Nhưng ngay cả những giây phút cuối cùng, nó vẫn làm được những điều hữu ích đối với các nhà khoa học. Họ đã sử dụng những dữ liệu cuối cùng của Cassini để tìm ra một khám phá đáng chú ý về Thổ tinh: Phần bên trong của “người khổng lồ khí” này có dạng nhớt, chảy như như mật ong.
Trước khi Cassini đâm vào Thổ tinh, người ta đã biết được rằng hành tinh khí khổng lồ này có lõi là kim loại rắn, được bao quanh bởi một lớp đá. Sau đó là một lớp hydro kim loại lỏng, rồi đến lớp hydro lỏng. Ngoài cùng chính là lớp khí với những cơn gió mạnh được gọi là “luồng phản lực xoáy”, bao quanh bầu khí quyển của Thổ tinh.
Khi Cassini lao vào Thổ tinh, nó đã đo được trường hấp dẫn của hành tinh này.
Sử dụng những phép đo, các nhà khoa học xác định tàu vũ trụ này đã dừng lại ở khoảng 8.500 km bên trong hành tinh - nhưng không ai biết tại sao ở độ sâu đó, những cơn gió dừng lại.
Giờ đây, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Vật lý Đánh giá Chất lỏng đã trả lời câu hỏi đó. Theo đó, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế mô tả chi tiết mô hình (về mặt lý thuyết) của Thổ tinh.
“Sâu vào bên trong Thổ tinh, nơi áp suất cao, khí trở thành chất lỏng dẫn điện và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi từ trường của hành tinh”, nhà nghiên cứu Navid Constantino cho biết.
“Một chất lỏng dẫn điện sẽ làm cong hoặc biến dạng từ trường. Cũng từ đó, chất lỏng trở nên nhớt hơn, giống mật ong”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chất lỏng này là lý do khiến các luồng phản lực không thể tiếp cận sâu hơn vào Thổ tinh.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này cung cấp một cách nhìn đầy hứa hẹn để diễn giải dữ liệu từ các hành tinh, đặc biệt những hành tinh khí trong Hệ Mặt trời.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.