Theo dõi Báo Hànộimới trên

Không chọn con đường đại học truyền thống, 255.000 thí sinh đi về đâu?

Quỳnh Lan| 17/07/2020 18:06

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) không đăng ký thi đại học ngày một tăng. Đây được coi là xu thế tất yếu, khi nhiều phụ huynh, học sinh rẽ hướng lựa chọn những con đường thực tế hơn: Lập nghiệp nhanh, thời gian học ngắn và hiệu quả.

Năm nay, cả nước có hơn 255.000 thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT nhưng không nộp hồ sơ xét tuyển đại học, chiếm tỷ lệ 28,5%; trong khi đó, tỷ lệ này của năm ngoái là 27,8%, năm 2018 là 25,7%.

Thí sinh không còn mặn mà với tư tưởng “bắt buộc phải có bằng đại học”

Trong xã hội ngày nay, tâm lý chọn ngành, chọn trường của các bậc phụ huynh, các học sinh đã có nhiều thay đổi so với thế hệ trước. Nhiều người không còn quan niệm: “Phải vào đại học bằng mọi giá”, thay vào đó là coi việc chọn nghề “chuẩn” - lương cao và không lo thất nghiệp mới là mấu chốt.

Hơn nữa, tấm bằng đại học ngày nay không còn là “kim bài” bảo đảm thành công cho thế hệ trẻ nữa.

Theo thống kê, năm 2019, có tới 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp. Một trong những lý giải cho con số đáng buồn trên là nhiều trường đại học tại Việt Nam còn quá chú trọng vào giảng dạy lý thuyết, sinh viên không được thực hành nhiều, nhất là trong môi trường thực tế. Sinh viên “thừa lý thuyết” nhưng “thiếu thực hành”, “thiếu kỹ năng mềm” vẫn sẽ nhận những cái lắc đầu từ chối của nhà tuyển dụng, nhất là đối với những công ty lớn.

Tỷ lệ cử nhân thất nghiệp cao làm nhiều phụ huynh, thí sinh băn khoăn khi đăng ký thi đại học.

Là chủ một doanh nghiệp khao khát tìm kiếm người tài, ông Đoàn Đức Mạnh - Tổng Giám đốc Bytesoft Việt Nam cho hay: "Chúng tôi phải mất ít nhất 3 tháng để đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và kỹ năng mềm cần thiết cho một Fresher, thứ mà đáng ra các bạn phải được dạy ở giảng đường”.

Quay lưng lại với đại học truyền thống, 255.000 thí sinh đi về đâu?

Qua phân tích số liệu các năm gần đây, những thí sinh không thi đại học hầu hết sẽ lựa chọn 2 con đường sau:

Lựa chọn 1: Lao động nghề phổ thông

Trong bối cảnh các trường đại học đang dần tự chủ tài chính, học phí tăng cao, những bậc phụ huynh càng có lý do để không chọn đại học mà cho con em mình đi làm luôn tại các khu công nghiệp hoặc theo học lao động nghề phổ thông như: Cơ khí, làm đẹp, nấu ăn... Đây là con đường phù hợp cho các bạn không quá tự tin vào năng lực học của mình. Nếu các bạn có tay nghề khá, hay chịu khó tăng ca thì thu nhập sẽ rất tốt, hơn nữa giúp xã hội không thiếu hụt lực lượng sản xuất quan trọng khi các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều.

Lựa chọn 2: Lao động nghề “cao cấp”

Trong những năm gần đây bắt đầu xuất hiện một xu hướng chọn nghề được rất nhiều phụ huynh hiện đại nhìn ra và định hướng cho con em mình: Chọn những nghề có tính công nghệ cao, đòi hỏi nhiều chất xám. Đây là xu hướng mà các quốc gia phát triển trên thế giới đã đi theo từ lâu.

Tim Cook - CEO của Apple từng chia sẻ: “Khoảng một nửa số nhân sự của Apple ở Mỹ không có bằng đại học mà tới từ những “trường nghề cao cấp”. Tại đây, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng làm việc thực tế, theo sát với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội”.

Thực tế, trên thế giới có nhiều hệ thống chứng chỉ uy tín mà ngay cả sinh viên đại học, những người đi làm lâu năm cũng ao ước có được, đơn cử như: Hệ thống chứng chỉ nghề của Microsoft, Cisco, Aptech hay PMP... Người có chứng chỉ này được công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực mình đang hoạt động, được dang tay chào đón trên toàn thế giới với mức lương thậm chí cao hơn tiến sĩ cùng ngành.

Tại Việt Nam cũng có những đơn vị đào tạo nghề quốc tế để đem lại cho các bạn trẻ cơ hội học nghề “cao cấp” trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng, thu hút những thí sinh lựa chọn thay vì học đại học. Là một trong số đó, hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech đang nhận được sự quan tâm đông đảo của các bậc phụ huynh, học sinh trong những năm gần đây.

Đã tốt nghiệp Aptech cơ sở 285 Đội Cấn và hiện đang điều hành dự án Startup riêng, anh Quang Tiến quyết định cho em trai mình nhập học Aptech mà không thi đại học ngay trước thềm kỳ thi THPT. Anh chia sẻ: “So với 4-5 năm học đại học thì học tại Aptech chỉ mất 2,5 năm, tiết kiệm thời gian, chi phí hơn rất nhiều, được rèn luyện thêm kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng mềm ngay từ ban đầu, các em hầu như chẳng phải lo lắng đến đầu ra”.

Sinh viên Aptech trong một buổi tham quan thực tế tại doanh nghiệp phần mềm.

Ngoài ra, có một lượng lớn các bạn trẻ lựa chọn học song song đại học và học nghề. Nếu như đại học cung cấp cho các bạn những kiến thức lý thuyết, học thuật vững vàng thì các trường đào tạo nghề chú trọng phát triển những kỹ năng thực chiến.

Bạn Vương Xuân Hoàng - thủ khoa khối A toàn quốc lựa chọn học Aptech song song với Đại học Bách khoa chia sẻ: “Aptech chú trọng thực hành, rèn luyện, bổ sung những kỹ năng làm việc thực tế cho em. Chúng em được vận dụng kiến thức vào các dự án ngay từ những kỳ học đầu, trong khi học đại học lúc đó chỉ học những môn đại cương. Những dự án này sẽ là điểm cộng rất lớn của chúng em trong mắt nhà tuyển dụng”.

Sinh viên Aptech thuyết trình bảo vệ project cuối kỳ trước hội đồng giám khảo tại Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị.

Xã hội 4.0 hiện đại đã dần chuyển mình để rũ bỏ những tư duy cũ, các doanh nghiệp ưu tiên tìm kiếm nhân lực thực sự có kỹ năng làm việc thực tế. Quan niệm học nghề là làm công nhân, lao động tay chân cũng dần được xóa bỏ, thay vào đó người ta lại nhìn ra những giá trị thực tế mà “học nghề cao cấp” mang lại. Đây là tin vui khi nền giáo dục Việt Nam đang tiệm cận với các nước phát triển trên thế giới. Các bậc phụ huynh và học sinh nên có cái nhìn thực tế, đón bắt nhu cầu của xã hội để chọn trường, hướng nghiệp đúng đắn cho một tương lai vững vàng về sau.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Không chọn con đường đại học truyền thống, 255.000 thí sinh đi về đâu?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.