Trong những ngày qua, câu chuyện về bà mẹ không chịu chấp nhận thất bại của cô con gái 15 tuổi trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Đây cũng là căn bệnh ngộ nhận về con cái theo kiểu
- Cha mẹ nào cũng muốn con mình tài giỏi nhất. Ở nhà em cũng vậy, bố em vốn là dân chuyên toán và luôn cho rằng em học giỏi toán và rất thông minh theo "gien" của gia đình. Nhưng em nhớ có một lần, bài kiểm tra toán của em bị điểm kém chính vì áp dụng cách giải "tắt" do bố dạy. Bố em đã đến gặp cô giáo và khiếu nại rằng cô chấm điểm như vậy là thiếu công bằng. Thế nhưng, nghe cô giáo nói, hai bố con mới biết, giáo dục đã có nhiều cải cách, cách giải toán của em không bám sát kiến thức sách giáo khoa. Nếu cứ áp dụng cách giải này thì khi đi thi tốt nghiệp, bài làm của em sẽ bị chấm rất thấp. Từ đấy, mỗi lần làm bài kiểm tra em đều phải ôn kỹ các phương pháp giải trong sách, không dám chủ quan nữa.
Em Nguyễn Minh Ngọc (học sinh lớp 6, Trường THCS Ngọc Thụy):
- Ở lớp em cũng có một bạn nữ luôn được bố mẹ quan tâm một cách thái quá. Khi có chuyện va chạm, xích mích với một HS nào, dù là chuyện đúng hay sai, chuyện to hay nhỏ… bạn ý đều về mách mẹ. Mẹ bạn ấy cũng chẳng cần tìm hiểu thực hư, xem lỗi thuộc về ai và ngay lập tức đến gặp cô giáo chủ nhiệm để "mách". Được mẹ "bênh" như vậy, bạn ý càng ra sức bắt nạt các bạn trong lớp. Từ đấy, mọi người đều khó chịu và xa lánh bạn, thậm chí giờ ra chơi còn chẳng ai muốn chơi cùng.
Cô Nguyễn Thị Dung (giáo viên chủ nhiệm, Trường Nguyễn Siêu):
- Trong mắt cha mẹ, con cái lúc nào cũng là những đứa trẻ đáng yêu nhất. Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng mình là người hiểu con nhất, để rồi bênh con, che chở cho con. Trước mọi hành vi của con, dù là chưa đúng đắn, nhiều bậc cha mẹ cố biện bạch cho con và không ít người "xót" con quá mức. Để rồi khi nhận ra lối giáo dục con như thế là sai lầm thì có lẽ đã muộn.
Nhiều năm làm chủ nhiệm, tôi cũng đã gặp rất nhiều những hiện tượng phụ huynh quá "bênh" con. Thậm chí, ngay khi nhận được thông báo về kết quả học tập cũng như các hành vi không tốt của con, nhiều người vẫn một mực khẳng định cháu rất ngoan, học rất giỏi. Sự ngộ nhận của các bậc phụ huynh càng làm cho con cái mình bị "ảo tưởng" và dễ dàng mắc sai lầm mà không biết cách sửa chữa. Thói quen được gia đình bao bọc quá mức sẽ khiến các em dễ trở thành những đứa trẻ khó dạy bảo và ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành sau này. Do đó, các bậc cha mẹ phải giúp con trẻ định vị được bản thân, vì "ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta".
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.