Theo dõi Báo Hànộimới trên

Khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa Việt-Nhật

TUYETMINH| 19/11/2004 09:06

Bà Nguyễn Thế Thanh - phó giám đốc Sở VH-TT TPHCM - cho biết chúng ta chọn đối tác Nhật để tổ chức lễ hội vì từ đầu năm nay, Nhà nước ta đã có chủ trương miễn visa cho du khách Nhật vào Việt Nam nhằm hấp dẫn thêm lượng du khách Nhật đến du lịch. Vào thời điểm này trong năm, người dân Nhật thường có xu hướng chọn các nước châu Âu để đi du lịch, nên việc tổ chức một lễ hội Việt - Nhật tại TPHCM lúc này nhằm gây thêm sự chú ý, thay đổi thói quen lựa chọn nơi du lịch cho người dân Nhật.

Lễ hội được tổ chức trong ba ngày vì đây là số ngày của một tour ngắn ngày cuối tuần mà người dân Nhật thường chọn để du lịch ở nước ta. Địa điểm lễ hội được chọn ngay công viên 30/4 vì đây là nơi có cảnh quan đẹp, thoáng mát, rộng rãi, và dinh Thống Nhất cũng chính là địa điểm mà hầu hết du khách Nhật đều yêu thích và muốn tham quan. Địa điểm này cũng sẽ rất thuận lợi cho người dân thành phố đến tham quan.

Thiết kế cho toàn bộ công trình sẽ mang đậm nét văn hóa của hai nước. Tại cổng chính (Lê Duẩn - Pasteur) sẽ được trang trí bằng hai quạt lớn. Công viên 30/4 sẽ được chia làm năm khu vực:

- Khu sân khấu chính (trước dinh Thống Nhất) sẽ giới thiệu chương trình ca múa nhạc

Việt - Nhật hằng đêm. Ngoài ra, bốn khu còn lại đều có những sân khấu nhỏ.

- Khu du lịch TPHCM giới thiệu cách nấu ăn và biểu diễn một số món ăn Việt đơn giản,

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật diễn ra từ ngày 19 đến 21/11 tại công viên 30/4 do UBND TPHCM, Sở Du lịch TP, Sở VH-TT và Vietnam Airlines phối hợp tổ chức. Dự kiến sẽ có hơn 4.000 khách Nhật đến VN trong thời gian diễn ra lễ hội.

Chương trình khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3 từ 18h – 19h ngày 19/11.

Cấm xe lưu thông từ 16h – 21h xung quanh khu vực lễ hội trong ba ngày trên.

biểu diễn thời trang, trưng bày và giới thiệu gốm sứ Minh Long, cà phê Trung Nguyên, những gian hàng thời trang của Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung, Miss Áo Dài, Khải Silk sẽ đo may áo dài tại chỗ cho du khách, giới thiệu cách dệt tơ lụa, biểu diễn thêu, vẽ trên quần áo thời trang...

- Khu du lịch biển giới thiệu các loại khu nghỉ mát (resort), các trò chơi biển như đánh golf, thảy vòng..., ẩm thực biển, các sản phẩm mỹ nghệ vùng biển, múa rối nước, dạy khiêu vũ các điệu vui hợp với không khí biển như cha cha cha, samba, disco...

- Khu du lịch sông nước sẽ giới thiệu chợ trái cây trên sông, chợ quê bán những nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, làng nghề dạy dệt chiếu, chằm nón lá, nắn tò he, làm đồ chơi bằng lá dừa, gói bánh, nấu bánh tét, nấu kẹo dừa, tráng bánh tráng, nắn hoặc vẽ trên gốm, hò đối đáp - ca tài tử...

- Khu con đường di sản sẽ chiếu phim video du lịch Việt Nam trong những gian nhà cổ, trưng bày bán vải vóc, tơ lụa, làng nghề dệt thổ cẩm, khu thư pháp Việt và dạy xếp giấy nghệ thuật Nhật Bản origami, nhã nhạc cung đình Huế, hát bội...

Xen kẽ trong các khu vực chính là các khu trò chơi dân gian như cờ người, sạp, đua thuyền thúng, đập niêu, bắt vịt trên cạn... và khu "Triển lãm ảnh biển" trưng bày hơn 100 tác phẩm về biển đặt trên trục đường Pasteur. Phòng khánh tiết của dinh Thống Nhất sẽ là nơi biểu diễn cắm hoa, trà đạo, vẽ tranh thủy mặc, trưng bày ảnh do các nghệ sĩ Nhật thực hiện.

Ngoài ra, tại sân khấu chính hằng đêm còn có chương trình giao lưu ca múa nhạc với sự góp mặt của nhiều ca sỹ Việt Nam và Nhật Bản.

Theo Tổng đạo diễn lễ hội Đoàn Khoa, tất cả tiết mục sẽ vừa phải, không quá lộng lẫy, rầm rộ, nhưng thể hiện được một đất nước Việt Nam thân thiện, hòa bình với một nền văn hóa đặc sắc.

Theo Tuổi trẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    Khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa Việt-Nhật

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.