Ít ở đâu có nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ như ở Tây Nguyên. Thác nước được chặn dòng làm nên công trình thủy điện, được tu bổ làm cầu treo, làm điểm tham quan du lịch. Còn gì thú vị hơn sau những ngày lao động mệt mỏi, chúng ta lại được vào rừng, vui chơi, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngọn thác treo mảnh mai, ngọn thác đổ ào ào, những cơn mưa rừng bất chợt đến, bất chợt đi, những đàn chim bay về tổ mỗi buổi chiều. Những ngọn thác ở Tây Nguyên muôn hình, nhiều vẻ tuyệt đẹp...
Thác Prenn
Thác nước Ia Ly – thác nước nàng Ly
Từ xa xưa, có nàng Ly, yêu thương hai chàng trai Rook và Seek, họ là hai anh em. Nàng Ly lại không thể bắt cùng lúc hai người làm chồng mình. Đêm đêm nàng Ly nằm bên đống lửa thổi đinh yơng. Tiếng đing yơng cũng làm cho hai chàng trai ngẩn ngơ. Vốn rất thương yêu, nhường nhịn nhau, nhưng trước tình yêu nàng Ly thì không ai nhường ai cả. Nàng Ly nói: "Anh Rook, em ưng chặn dòng nước Sê San lại qúa". Ngay lập tức, chàng Rook vương sức vai trai trẻ lên tận núi nhà trời. Rầm một cái, đỉnh núi chuyển mình nơi chàng ghé vai vào. Núi lở lấp dòng sông Sê San.
Nàng Ly nói: "Ơ anh Seek, em ưng khơi lại dòng Sê San cho nước chảy về hướng Tây qúa". Thế là chàng Seek oằn lưng, vươn sức trai trẻ tận lên đất nhà trời. Chỉ một lần chớp xé ngang chân núi, tiếng núi nứt đá lở ầm ầm rồi dòng Sê San bị lấp giờ uốn mình vươn lên phía Tây, chảy ào ào dưới chân dãy núi lớn bao đời khô khát.
Không ai chịu thua ai, hai chàng trai Rook và Seek dường như cùng một lúc hóathành hai ngọn núi lớn đứng sừng sững bên dòng Sê San, bên này là núi Rook, bên kia là núi Seek. Còn nàng Ly ngả mình phơi giữa hai đỉnh non cao ấy, thành ra con thác với tên gọi Ia Ly, ở Gia Lai – Kon Tum. Hiện nay, nơi đâycó công trình thủy điện lớn nhất Tây Nguyên phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thác Dray H'Linh ở xã Hòa Phú, huyện Chư Yut, tỉnh Dak Lak
Chuyện xưa kể rằng, tại một buôn làng Êđê có đôi trai giá yêu nhau say đắm. Chàng trai tên Dam Yông là người nghèo khó, nhưng siêng năng, dũng cảm. Nàng H'Linh xinh đẹp có mái tóc dài chấm gót như dòng suối chảy, tính nết na, hiền hậu. Nhưng tình yêu của họ cũng không vượt qua được phong tục có từ ngàn đời. Vì cả hai người đều nghèo, không đủ tiền mua nhiều trâu bò để mời làng, không có nhiều ché rượu để cúng làng.
Thế rồi, dưới bóng cây kơ nia đầu làng, Dam Yông quyết chí ra đi tìm cách làm ra nhiều của cải để cưới nàng H'Linh. Nàng H'Linh đã khóc hết nước mắt trong ngày tiễn biệt.
Một, hai, ba mùa làm rẫy, họ vẫn biệt tin nhau. H'Linh mãi ngóng trông với nỗi khắc khoải và thất vọng. Nàng cất bước ra đi tìm chàng. Hết núi cao, sông sâu, buôn gần, buôn xa, hàng ngàn con suối đã in bóng và dấu chân của nàng nhưng vẫn không thấy Dam Yông. Trên con đường đến một dòng sông lớn, nàng gọi tên chàng trong thất vọng và đã gieo mình xuống dòng sông ấy.
Chàng Dam Yông, sau bao lần đi khắp buôn này, làng nọ, bao mùa rẫy đi qua mà của cải cũng chẳng có là bao. Chàng trở về buôn cũ, nhận được tin nàng đã đi tìm chàng. Chàng chạy đi khắp nơi và cũng không gặp được nàng. Chàng cũng đến bờ sông, nơi nàng gieo mình. Tiếng gọi của chàng vọng trong lời sông, lời suối, dòng sông vẫn ào ào tuôn trôi. Chàng cũng reo mình xuống dòng sông ấy. Chỗ ấy ngày nay là dòng thác Drai H'Linh. Trên dòng thác ấy, người ta đã khơi dòng, đắp đập một công trình thủy điện tạo nên dòng điện thắp sáng cho mọi buôn làng: thủy điện Drai H'Linh.
Thác Dray Sap hay còn gọi là thác Khói bởi nước từ trên cao đổ xuống tạo nên làn sương khói kỳ ảo, có cả truyền thuyết về địa danh này: có một đôi trai gái yêu nhau, ngày ngày họ vẫn cùng nhau đi làm rẫy. Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một hòn đá, bỗng thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài, răng nhọn và toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện ra trên bầu trời. Rồi bất ngờ quái vật sà xuống, dùng chiếc vòi khổng lồ cắm sâu vào đất. Bỗng một cột nước lớn từ dưới đất phun lên. Con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành những trận mưa dữ dội, rồi bay đi mất. Trong giây phút cô gái bị biến mất trong đám mây mù. Chàng trai cũng biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá.Chỗ ấy ngày nay một dòng thác Drai Sap, cách Buôn Ma Thuột 30km, thuộc huyện Krông Knô, tỉnh Dak Lak.
Thác Prenn, thuộc TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Đây là một điểm du lịch có không gian rộng lớn, hoang dã và hoành tráng, trữ tình. Thác bắt nguồn từ một dòng suối lững lờ chảy qua những cánh rừng nguyên sinh, những đồi thông bạt ngàn rồi đổ xuống ở độ cao 10m, tuôn trào như hình quạt xòe ra, phía trên chừng 7m và tỏa rộng ra 20m ở phía dưới. Dòng thác nước chảy ầm ào quanh năm không nghỉ và tạo ra một hồ nước phẳng lặng phía dưới, hình bầu dục với diện tích khoảng 500m2. Xung quanh thác được bao chùm bởi những hàng thông xanh mượt, các triền núi điệp trùng. Phía trên thác, đi dọc theo hai bờ là những hàng cây mai, những vườn hoa đủ loại, đủ màu quanh năm khoe sắc. Xa xa, phần thượng nguồn của thác nước là tịnh xá Ngọc Thiền ẩn mình sau những rặng cây tùng, cây hồng xen giữa những vườn hoa.
Thác Prenn là một tác phẩm nghệ thuật do thiên nhiên ban tặng. Đến đây du khách có thể cắm trại, ngoạn cảnh, nghỉ ngơi, hít thở bầu không khí mát mẻ, trong lành hoặc dạo chơi bên cánh rừng u tịch, trầm lắng.
Thác Pon Gour – thác nước Thiên Thai
Thác Pon Gour là một ngọn thác nổi tiếng bởi vẻ đẹp mơ màng và hùng vĩ nhất Nam Tây Nguyên. Thác Pon Gour còn gọi là thác bảy tầng hay thác Thiên Thai, cách TP. Đà Lạt 50km về phía
Pon Gour theo ngôn ngữ K'Ho có nghĩa là bốn sừng tê giác. Đây là câu chuyện về nàng Kanai xinh đẹp. Kanai có bốn con tê giác luôn ở bên mình để vừa giúp đỡ khai phá đất đai, vừa đánh giặc giữ buôn… Thác Pon Gour chính là dấu sừng 4 con tê giác của nàng Kanai.
Thác Pon Gour cao gần 40m, hai bên là vách núi cao vút. Bề mặt thác trải rộng hơn 200m, lại chảy qua nhiều tầng, ở nhiều độ cao khác nhau. Nơi nước chảy ào ào, nơi nhẹ nhàng nước tràn qua các bờ đá. Trông xa thác nước giống tấm áo choàng tiên nữ bỏ quên giữa chốn thiên thai. Về mùa khô thác nước gần như ngập chìm trong màu sắc rực rỡ của hoa cỏ núi rừng. Mùa mưa đến, thác nước lại chảy ầm ầmvang động xa đến hàng 2 – 3km vẫn còn nghe thấy…
Huyền thoại kể rằng, ở buôn làng của người Êđê có hai chị em Hwing và Hring xinh đẹp, nết na, hiền dịu. Người chị không may bị bệnh nặng qua đời. Buôn làng và gia đình muốn nàng phải "nối dây" theo phong tục. Chẳng ai biết nàng cũng có một mối tình đẹp với một chàng trai trong làng. Thế là nàng Hwing phải bắt buộc làm lễ cưới. Nhưng đến ngày cưới, nàng Hwing đã trốn đi, dân làng đã tìm thấy nàng bên ghềnh đá nước chảy ào ào ở cạnh xác người yêu. Nơi họ quyên sinh hình thành ngọn thác và người ta gọi là thác Trinh Nữ để nhớ về người thiếu nữ thủy chung, xinh đẹp.
Hương Quỳnh
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.