Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hàng Gai - Phố tơ lụa

TUYETMINH| 26/09/2006 15:23

Phố Hàng Gai dài 253 m, bắt đầu từ phố Hàng Ðào đến phố Hàng Bông. Xưa kia, đoạn từ Hàng Ðào đến Tố Tịch là phố Hàng Tiện. Lúc đó người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây) đã mang nghề tiện gỗ ra đây lập nghiệp.

Phố Hàng Gai dài 253 m, bắt đầu từ phố Hàng Ðào đến phố Hàng Bông. Xưa kia, đoạn từ Hàng Ðào đến Tố Tịch là phố Hàng Tiện. Lúc đó người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây) đã mang nghề tiện gỗ ra đây lập nghiệp. Những chiếc máy tiện thô sơ, hoạt động bằng sức đạp của đôi chân, mãi sau này mới có mô tô điện. Sản phẩm làm ra là những chiếc mâm gỗ, ống hương, bàn tròn, đài rượu, song cửa....

Ðoạn còn lại của phố Hàng Gai lại chuyên bán dây đai, dây thừng bằng gai nên có tên là phố Hàng Gai. Một số người ở làng Liễu Tràng tỉnh Hải Dương mang nghề khắc gỗ ván inä ra đây cùng nhau lập những xưởng in. Cuối thế kỷ 19, một số nhà xuất bản ra đời như Tự văn đường tàng bản, Quán văn đường tàng bản ở đây. Thời kỳ thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng lấy nhà số 80 Hàng Gai làm nhà công sứ. Số nhà 79 trở thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Khi ấy, những nhà in như Ðông Kinh ở số 82, Ngô Tử Hạ ở số 101 đã có những công nghệ mới in chữ quốc ngữ, lấn lướt các nhà in tàng bản. Một số tiệm tạp hoá, hiệu kính thuốc... cũng lần lượt mở ra trên phố.

Thời chống Mỹ, người phố Hàng Gai đa số đi làm ở cơ quan Nhà nứơc, các chủ cửa hàng vào công tư hợp doanh. Kiểu buôn bán tư thương bị mặc cảm trong xã hội. Lúc ấy mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân hầu như do 4 cửa hàng quốc doanh nằm trên phố cung cấp. Những năm tháng này cũng có một vài của hàng hợp tác xã, tư nhân được nhiều người Hà Nội nhớ đến như hiệu ảnh Tam Anh, Núi Ðiện, HTX khắc dấu Tinh Hoa, cửa hàng cà phê Giảng. Những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường hàng thêu ren, tơ lụa, bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều những mặt hàng như khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trải giường.... trắng muốt với nhiều hình thêu phong phú. Các làng nghề thủ công như La Khê, La Cả, Quất Ðộng, Vạn Phúc, Bưởi, Làng Mỗ... thoả sức thi tài, tạo ra nhiều mẫu mãâ, kiểu dáng, chủng loại hàng thêu, hàng tơ lụa. Trong các của hàng trưng bày la liệt những chiếc áo dài truyền thống, duyên dáng, dịu dàng. Những lô quần áo lễ hội sang trọng, lịch sự cùng những chiếc váy đủ màu sắc, kiểu dáng hấp dẫn du khách.

Hai dãy nhà ở phố Hàng Gai giờ đây choáng ngợp bởi những biển hiệu tiếng Việt, tiếng Anh như: Thảo Silk (lụa tơ tằm), Mai Trang Silk, Pink Silk, Country side Silk... Những cửa hàng nổi tiếng một thời trước đây bán các mặt hàng vải khác nay cũng chuyển hướng kinh doanh hàng tơ lụa để hoà nhập vào thị trường chung như Núi Ðiện Silk, Tam Anh Silk.

Hiện nay, khắp phố Hàng Gai đều bán hàng lụa tơ tằm. Bà chủ hiệu Tân Mỹ, Bạch Thị Ngải có cửa hàng mặt tiền chỉ rộng 70 cm đã khởi nghiệp từ những chiếc khăn mặt thêu hoa lá vào năm 1969, đến nay đã có những mặt hàng sang trọng phục vụ trong các khách sạn lớn với chất lượng, giá cả hợp lý. Tân Mỹ giờ đây đã là một thương hiệu uy tín đối với khách hàng nước ngoài, đã tậu thêm các ngôi nhà 66 Hàng Gai, 16 Hàng Trống, và 57 Hàng Nón để chuyên doanh. Bà rất nhiệt tình và hảo tâm đóng góp cho quĩ từ thiện của phường Hàng Gai.

Hàng Gai hiện tại tấp nập suốt ngày đêm. Cứ vào buổi chiều, buổi tối, các cửa hàng đã lung linh ánh điệân, đèn đủ sắc màu rực rỡ. Những tốp khách hàng cả trong và ngoài nước ra, vào tấp nập, mua bán, chiêm ngưỡng những mặt hàng sang trọng bầy đầy ắp các quầy. Nhân viên bán hàng là những thiếu nữ trẻ đẹp, với những chiếc áo dài duyên dáng, tươi tắn, niềm nở giao tiếp khách nước ngoài bằng tiếng Anh và tiếng Pháp khá lưu loát, thể hiện phong cách người Tràng An lịch sự, thanh lịch, hiếu khách ở một phố văn minh thương mại, trung tâm thành phố.

Theo KTĐT

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàng Gai - Phố tơ lụa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.