Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội từng có những trận động đất mạnh

ANHTHU| 10/01/2005 08:26

Trong quá khứ, Thủ đô từng có những trận động đất mạnh trên 5 độ rích-te và chu kỳ lặp lại theo dự báo là khoảng 1000 năm. Hà Nội cũng nằm giữa hai dải đứt gãy có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.  Trước vấn đề này, nhiều độc giả mong muốn được cung cấp thêm thông tin liên quan. Dưới đây là thu lượm bước đầu thông qua đề tài “Nghiên cứu xác định độ rủi ro động đất cho thành phố  Hà Nội”, chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo.

Trong quá khứ, Thủ đô từng có những trận động đất mạnh trên 5 độ rích-te và chu kỳ lặp lại theo dự báo là khoảng 1000 năm. Hà Nội cũng nằm giữa hai dải đứt gãy có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.Trước vấn đề này, nhiều độc giả mong muốn được cung cấp thêm thông tin liên quan. Dưới đây là thu lượm bước đầu thông qua đề tài “Nghiên cứu xác định độ rủi ro động đất cho thành phốHà Nội”, chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo.

Đề tài do TS Nguyễn Hồng Phương, TS Trần Nhật Dũng thuộc Viện Kỹ thuật xây dựng Hà Nội và Phân viện Hải dương học tại Hà Nội chủ trì thực hiệntrong 2 năm 2001-2002. Lần đầu tiên mục tiêu đánh giá địnhlượng những thiệt hại nếu có động đất xảy ra tại Hà Nội được đặt ra và tìm hướng giải quyết.

Có 2 cách gọi cường độ động đất: theo 12 cấp và độ rích-te. Phân loạitheo cấp có các căn cứ:

- Cấp 1 đến 3: ít thấy sự biến đổi nếu quan sát bằng mắt thường.

- Cấp 4: Nhiều người nhận biết được động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch.

- Cấp 5: Người ngủ bị tỉnh giấc. Đồ vật treo đu đưa.

- Cấp 6: Nhà cửa bị hư hại nhẹ, lớp vữa bị rạn.

- Cấp 7: Tường bị rạn.

- Cấp 8: Tường bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi.

- Cấp 9: Một vài nhà bị sụp đổ, tường mái, trần nhà bị sụp.

- Cấp 10 đến 12: Nhà cửa đổ nát. Nền đất bị nứt rộng tới 1m. Sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện tích lớn.

Nguồn: Viện Vật lý địa cầu

Qua các tài liệu quan trắc bằng máy của mạng lưới trạm địa chấn Việt Nam và quốc tế, nghiên cứu thực địa, tài liệu lịch sử, tính đến năm 1991, đã có 152 trận động đất được ghi nhận. Các trận động đất lịch sử năm 1277, 1278và 1285 được ghi lại trong sử sách của các triều vua trị vì ở các thời kỳ này. Trận thứ nhất làm đất nứt 7 trượng. Trận thứ hai là một chuỗi gồm ba kíchđộng mạnh xảy ra trong vòng một ngày. Trận thứ ba làm bia đá trong chùa Báo Thiên (xây năm 1057 ở địa điểm Nhà thờ Lớn hiện nay) gãy làm đôi và núi Nùng (Cao Sơn) bị lở. Cấp độ của các trận động đất này khoảng 5 đến 5,5 độ rích-te. Năm 1958 xảy ra động đất tại Yên Lạc (Vĩnh Phúc), cáchHà Nội khoảng 60km và có độ mạnh 5,3 độ rích-te. Ngày 12-6-1961 xảy ra động đất tại Tân Yên (Bắc Giang), cách Hà Nội trên 60km về phía Đông - Bắc, có độ mạnh 5,6 độ rích-te.

Đặc điểm nổi bật về địa chấn kiến tạo ở khu vực Hà Nội là phần lớn động đất mạnh tập trung vào các đới phá hủy lớn nhất là đứt gãy sâu sông Hồng, sông Chảy, sông Lô và Đông Triều.Có thể kể đến một số trận có cường độ lớn xảy ra kháthường xuyên trên hệ thống đứt gãy Đông Triều như: Mạo Khê (Quảng Ninh - năm 1903) Bắc Giang (1961), Yên Thế (Bắc giang - 1987). Trên đứt gãy sông Chảy, trong thế kỷ XIX xảy ra một loạt trận động đất mạnh khoảng 5-5,5 độ rích-te. Địa bàn Hà Nội trong thế kỷ XX, ngoài động đất xảy ra năm 1958 tại Yên Lạc, các vụ khác thưa thớt. Ngược lên Tây - Bắc, ở vùng Lục Yên (Yên Bái), hoạt động động đất diễn ra khá mãnh liệt, với hai trận mạnh khoảng 5 độ rích-te xảy ra liên tiếp trong các năm 1953-1954. Các đứt, gãy sông Hồng, sông Lô có biểu hiện động đất yếu hơn và tần suất thưa hơn.

Nghiên cứu cho thấy,khu vực nội thành (4 quận cũ) và phần lớn các quận mới đều có độ ổn định về độ dốc địa hình nên khả năng xảy ra trượt lở có thể đượcloại trừ. Xác suất trượt lở tập trung cao nhất tại địa bàn huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, địa bàn trên lại không có khả năng phát sinh hiện tượng hóa lỏng nền. Độ nhạy cảm hóa lỏng cao tập trung tại những vị trí trước đây từng làlòng sông cổ và chứa trầm tích nguồn gốc sông, hồ. Đặc biệt những vị trí ven bờ sông Hồng, nơi có lớp trầm tích Hôlôxenvà đất mượn cần phải đề phòng hiện tượng hóa lỏng nền khi có động đất mạnh.

Về dự báo khả năng động đất có thể xảy ra, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bakịch bản động đất. Trong đó đáng chú ý làcường độ động đất mạnh nhất có thể xảy ra ở Hà Nội theo dự báo tới 6,5 độ rích-te. Cả ba phương án đều cho thấy độ rủi ro lớn nhất cả về người và của tập trung tại một số phường đông dân nằm trong khu vực phố cổ như Hàng Mã, Đồng Xuân, Hàng Bồ v.v...

Tuy các kết quảcủa đề tài mới ở mức độ thử nghiệm, song để có những biện pháp kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần tiếp tục triển khai thực hiện đề tài ở phạm vi rộng hơn, tiến tới đánh giá độ rủi ro động đất cho toàn thành phố. Ngoài ra, nên thànhlập một cơ quan có thẩm quyền để quản lý, cập nhật, xử lý, cung cấp các thông tin, dữ liệu, kết quả đánh giá rủi ro động đất...

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội từng có những trận động đất mạnh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.