Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội áp dụng giá điện mới như thế nào?

ANHTHU| 25/01/2005 08:09

Thực hiện quyết định số 215/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29-1-2004 về giá điện và điện khẩn ngày 31-12-2004 của TCty  Điện lực Việt Nam, Cty Điện lực Hà Nội đã yêu cầu  các đơn vị thực hiện ngay việc chốt chỉ số công tơ điện vào ngày 1-1-2005 đối với các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài  hoặc người nước ngoài ký hợp đồng kinh tế mua bán điện; khách hàng có chủ thể hợp đồng là người Việt Nam dùng điện vào mục đích kinh doanh mua điện ở cấp điện áp từ 22kV trở lên.

Thực hiện quyết định số 215/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29-1-2004 về giá điện và điện khẩn ngày 31-12-2004 của TCtyĐiện lực Việt Nam, Cty Điện lực Hà Nội đã yêu cầucác đơn vị thực hiện ngay việc chốt chỉ số công tơ điện vào ngày 1-1-2005 đối với các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoàihoặc người nước ngoài ký hợp đồng kinh tế mua bán điện; khách hàng có chủ thể hợp đồng là người Việt Nam dùng điện vào mục đích kinh doanh mua điện ở cấp điện áp từ 22kV trở lên. Trường hợp không chốt được chỉ số vào ngày trên, có thể chốt vào ngày khác nhưng phải có biên bản thỏa thuận với khách hàng.

Lập trình tính toán hóa đơn cho khách hàng theo nguyên tắc: Đối với những khách hàng chốt được chỉ số công tơ, hóa đơn sẽ được lập dựa trên chỉ số chốt công tơ; đối với khách hàng mua điện sinh hoạt, hóa đơn được tính toán bằng phương pháp trung bình và làm tròn theo số học, cụ thể như sau: Nếu gọi điện năng ghi được trong tháng là SkWh, phần điện năng tính theo giá mới là: Sm,phần điện năng tính theo giá cũ là: Sc, thời gian khách hàng sử dụng điện theo giá mới là: Nm = ngày ghi chỉ số kỳ này - 1, thời gian khách hàngsử dụng điện theo giá cũ là: Nc = 31 - Nm, tiền điện theo giá mới: TDm, tiền điện theo giá cũ là: TDc thì phần điện năng hưởng giá cũ được tính: Sc =S/31 x Nc; phần điện năng hưởng giá mới: Sm = S - Sc.

Đối với khách hàng sinh hoạt có định mức 1 hộ và sản lượng sử dụng điện đến 300kWh; việc tính toán hóa đơn vẫn như cũ không có gì thay đổi.

Đối với khách hàng sinh hoạt có định mức hộ và sản lượng sử dụng điện trên 300kWh, việc tính toán hóa đơn được thực hiện như sau: Phần sản lượng tính giá cũ và giá mới tính tương tự như trên.

Tính định mức cho phần điện năng sử dụng theo giá cũ:

+ Định mức sản lượng tính giá 550 đ/kWh: Mtc1 kWh (sản lượng theo giá cũ) Mtc1 = 100 kWh/31 x Nc

+ Định mức sản lượng tính giá 900 đ/kWh: Mtc2 kWh

Mtc2 = 50 kWh/31 x Nc

+ Định mức sản lượng tính giá 1210 đ/kWh: Mtc3 kWh

Mtc3 = 50 kWh/31 x Nc

+ Định mức sản lượng tính giá 1340 đ/kWh: Mtc4 kWh

Mtc4 = 100 kWh/31 x Nc

+ Định mức sản lượng tính giá 1400 đ/kWh: Mtc5 kWh

Mtc5 = Sc - (Mtc1 + Mtc2 + Mtc3 + Mtc4)

Tính định mức cho phần điện năng sử dụng theo giá mới:

+ Định mức sản lượng tính giá 1100 đ/kWh: Mtm1 kWh (sản lượng theo giá mới) Mtm1 = 200 kWh/31 x Nm

+ Định mức sản lượng tính theo giá 1340 đ/kWh: Mtm2

Mtm2 = 100 kWh/31 x Nm

+ Định mức sản lượng tính theo giá 1400 đ/kWh: Mtm3

Mtm3 = 100 kWh/31 x Nm

+ Định mức sản lượng tính theo giá 1500 đ/kWh: Mtm4

Mtm4 =Sm - (Mtm1 + Mtm2 + Mtm3)

Tính định mức cho n hộ:

+ Định mức cho n hộ = định mức 1 hộ x n hộ

Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên cơ sở tiền điện theo giá cũ và giá mới. Tổng tiền điện của tháng: TD

TD = TDm + TDc + Thuế giá trị gia tăng

Ví dụ: Cách tính tiền điện kỳ hóa đơn tháng 1-2005 của ông A tiêu thụ điện 430 kWh, từ ngày 12-12-2004 đến ngày 12-1-2005, với số ngày thực sử dụng là 31 ngày, số ngày tính giá cũ là 20 ngày, số ngày tính giá mới là 11 ngày.

Số điện tiêu thụ tính giá cũ sẽ là: 430/31 x 20 = 277,4 = 277

Số điện tiêu thụ tính giá mới sẽ là: 430 - 277 = 153

Như vậy tiền điện giá cũ như sau:

Định mức giá cũ: Mức 1: 100/31 x 20 = 64,5 = 65; Mức 2: 50/31 x 20 = 32,2 = 32; Mức 3: 50 50/31 x 20 = 32,2 = 32; Mức 4: 100/31 x 20 = 65; Mức 5: (277 - 65 - 32 - 32 - 65) = 83

Tiền điện ở định mức giá cũ sẽ là: (65 x 550) + (32 x 900) + (32 x 1210) + (65 x 1340) + (83 x 1340) = 262.350 đồng

Tiền điện theo giá mới: 300/31 x 11 = 106.4

So sánh 153 > 106,4 thì sẽ áp dụng giá trên 300đ kWh/tháng.

Định mức giá mới:Mức 1: 200/31 x 11 = 70,9 = 71; Mức 2: 100/31 x 11 = 35,4 = 35; Mức 3: 100/31 x 11 = 35,4 = 35; Mức 4: 153 - 71 - 35 - 35 = 12

Tiền điện theo giá mới sẽ là: (71 x 1100) + (35 x 1340) + (35 x 1400) + (12 x 1500) = 192.000 đồng

Tổng cộng (chưa VAT) là: 262.35 đ + 192.000 đ = 454.350 đ

Thuế 10%: 45.435 đ

Tổng tiền: 499.785 đ

Khi triển khai thực hiện biểu giá bán điện mới, sẽ áp dụng biểu giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày (3 giá) đối với khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất và kinh doanh dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng dưới 25 kVAhoặc có sản lượng điện sử dụngdưới 2000 kWh/tháng; sử dụng điện sinh hoạt có mức sử dụng trung bình 3 tháng liên tục từ 300kWh/tháng/1 hộ trở lên và mức giá điện sinh hoạt theo 3 giáđược quy định như sau: Giờ bình thường 1.300 đ/kWh;giờ thấp điểm 750 đ/kWh và giờ cao điểm 1.950 đ/kWh.

Hiện nay, Cty Điện lực Hà Nội đang lập phương án tổ chức triển khai điều tra, lấy ý kiến khách hàng dùng điện sinh hoạt bậc thang có mức sử dụng điện bình quân trên 300 kWh/tháng/hộ về nhu cầu mua điện theo hình thức 3 giá, đánh giá kết quả và lập kế hoạch mua công tơ điện 1 phanhiều biểu giá.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    Hà Nội áp dụng giá điện mới như thế nào?

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.