Dương lịch là lịch tính thời gian theo Mặt trời, Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ. Mỗi năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, mỗi năm dương lịch còn thừa 6 giờ. Và 4 năm cộng dồn lại thừa 24 giờ (thời gian của 1 ngày). Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận.
Dương lịch là lịch tính thời gian theo Mặt trời, Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ. Mỗi năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, mỗi năm dương lịch còn thừa 6 giờ. Và 4 năm cộng dồn lại thừa 24 giờ (thời giancủa 1 ngày). Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận.
Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Do đó, tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
Muốn biết năm nhuận theo dương lịch, chỉ cần lấy hai số cuối của năm nào đó chia cho 4, nếu hết, thì năm đó là năm nhuận.
Khác với dương lịch, âm lịch là lịch tính thời gian theo Mặt trăng. Khoảng thời gian giữa hai kỳ trăng non kế tiếp nhau gọi là tháng. Mỗi năm âm lịch cũng có 12 tháng. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày.Mỗi năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm ngắn hơn33 ngày (hơn một tháng).
Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết bốn mùa, mặt khác, năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều, cứ 3 năm âm lịch, người ta phải cho thêm một tháng nhuận. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn còn chậm hơn so với năm dương lịch.
Từ thời Xuân Thu, người Trung Quốc đã tìm ra chu trình 19 năm 7 tháng nhuận. Sau này, ông Meton, nhà thiên văn Hy Lạp cổ, tái phát hiện và được gọi là chu trình Meton, đã tạo nên cơ sở để xác định các năm nhuận, tháng nhuậncho âm lịch. Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với tháng dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 (hoặc 8), 11, 14, 17 của chu kỳ 19 năm theo quy trình Meton.
Năm nhuận có 13 tháng.
Muốn biết năm âm lịch nào có nhuận, người ta chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 (hoặc 8), 11, 14, 17 thì năm đó có tháng nhuận cho năm âm lịch.
Năm Giáp Thân này, lấy 2004 chia cho 19, còn dư 9. Vậy Giáp Thân năm nay nhuận một tháng.
Xác định được năm nhuận rồi, vậy tháng nào là tháng nhuận?
Tháng nhuận được đặt vào các tháng không có trung khí - khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của Trái đất và Mặt trời. Người ta chia đường đi của Mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng tính từ điểm xuân phân (giữa xuân), ngày 21 tháng 3 dương lịch. Các khoảng cách này gọi là cung hoàng đạo, mỗi cung dài 30 độ và được đặt tên khác nhau: Xuân phân - Cốc vũ - Tiểu mãn - Hạ chí - Đại thử - Xử thử - Thu phân - Sương giáng -Tiểu tuyết - Đông chí - Đại hàn - Vũ thủy. Ngày mà Mặt trời đi qua điểm giữa của mỗi cung này gọi là ngày trung khí.
Các nhà làm lịch chia mỗi cung ra làm hai, kể từ Thanh minh - Lập hạ - Mang chủng - Tiểu thử - Lập thu - Bạch lộ - Hàn Lộ - Lập đông - Đại tuyết - Tiểu hàn - Lập xuân - Kinh trập. Tất cả là 24 điểm, mỗi điểm cách nhau 15 độ. Ngày mà Mặt trời đi vào mỗi cung (trừ những cung có ngày trung khí) gọi là ngày tiết khí. Cả thảy có 12 ngày trung khí và 12 tiết khí.
Theo quy ước trên, năm Giáp Thân 2004 là năm nhuận và tháng nhuận rơi vào tháng 2.
Vị trí tháng nhuận không thể tùy tiện, phải tuân theo quy luật, tạo điều kiện cho dương lịch và âm lịch song song, nếu có lệch cũng ở mức tối thiểu.
Năm nhuận có ảnh hưởng gì đến thời tiết, khí hậu?
Mặt trời có đường kính gấp 109 lần đường kính Trái đất, thể tích lớn gấp 1, 3 triệu lần thể tích Trái đất, Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho Trái đất và chi phối sự hình thành, biến động của thời tiết, khí hậu trên hành tinh chúng ta.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá ảnh hưởng của Mặt trăng đến thời tiết, khí hậu, ngoại trừ ảnh hưởng đến mực nước thủy triều lên xuống. Do vậy, không thể sử dụng âm lịch như nông lịch được. Sản xuất nông nghiệp mà theo âm lịch có thể sẽ mất mùa do gặp phải rét muộn hoặc nóng sớm.
Nhiều người cho rằng, năm nhuận sẽ có nhiều thiên tai, thời tiết xấu hơn năm không nhuận là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
HNM(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.