Theo dõi Báo Hànộimới trên

Giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria: Khó khăn gấp bội

Trung Hiếu| 27/02/2012 06:59

(HNM) - Áp lực đang ngày một gia tăng lên chính quyền của Tổng thống Syria, Bashar Al-Assad. Hội nghị

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hội nghị công nhận nhóm đối lập Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) là "đại diện hợp pháp" của nhân dân Syria. Tại hội nghị, Tổng Thư ký AL Al-Araby đã kêu gọi Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành nghị quyết khẩn cấp về Syria trong khi Tổng thống Tunisia, Moncef Marzouki cho rằng "tình hình hiện nay đòi hỏi sự can thiệp của các nước Arab trong khuôn khổ AL".

Ổn định để phát triển là mong ước cháy bỏng của người dân Syria.


Trong khi đó, ngày 24-2, báo chí phương Tây dẫn nhiều nguồn tin cho biết, phe đối lập ở quốc gia Trung Đông này đang tận dụng sự ủng hộ của một số nước để trang bị các loại vũ khí phòng không và chống tăng cho Quân đội Syria Tự do của họ. Kết quả hội nghị "Những người bạn của Syria" vừa kết thúc không gây bất ngờ. Ngay trước thềm hội nghị, ngày 23-2, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đã nêu, SNC là "đại diện đáng tin cậy" và hội đồng này đang chứng tỏ sự lựa chọn thay thế chế độ của Tổng thống B.A.Assad. Thêm vào đó, cùng ngày, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ra tuyên bố, Chính phủ Syria "đã thất bại" trong việc bảo vệ người dân nước này. Tình trạng bạo lực tại Syria đã xấu đi đáng kể từ tháng 11-2011 tới nay, đẩy người dân Syria vào cảnh thống khổ. Trong một diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Syria trong phiên họp của khối diễn ra vào hôm nay (27-2). Động thái này được cho là nhằm tăng cường trừng phạt để ngăn chặn tình trạng "đàn áp" phe đối lập của chính quyền đương nhiệm ở quốc gia Trung Đông này...

Như vậy, trên nhiều phương diện, từ ngoại giao, quân sự đến kinh tế đang siết chặt, đẩy cuộc khủng hoảng Syria tới ngưỡng khó kiểm soát nhằm buộc Tổng thống B.A.Assad phải từ bỏ quyền lực. Nhưng, dư luận khu vực cho rằng, kịch bản Libya sẽ không lặp lại tại Syria vì vấp phải hai lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là lý do để "Những người bạn của Syria" vắng mặt hai nước này. Mátxcơva nêu rõ lập trường tẩy chay hội nghị này vì cho rằng cuộc tập hợp "những người bạn" tại Tunis chỉ nhằm tìm kiếm sự thay đổi chính trị ở Syria.

Những gì đang diễn ra ở quốc gia Trung Đông này là không quá khó hiểu. Ngoài ra, các nước phương Tây cũng đã lên kế hoạch cho một hành động quân sự "hạn chế", ngoài tầm kiểm soát của Liên hợp quốc. Tiếp sau việc một số nước Arab như: Libya và Tunisia, triệu hồi đại sứ tại Syria; AL thông qua nghị quyết về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế với Damascus, hội nghị Tunis được xem là bước đánh giá cụ thể thái độ của các nước Arab cho hành động can thiệp của phương Tây vào Syria, cả về chính trị và tài chính. Nhiều nguồn tin cho biết, Mỹ, Anh, Pháp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ đang lặng lẽ chuẩn bị một hành động quân sự vào Syria. Công tác chuẩn bị cũng đang diễn ra tại một số nước đồng minh từng cùng Mỹ tham gia chiến dịch Libya, lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sẵn sàng ra quyết định cuối cùng sau khi Lầu Năm Góc đệ trình các kế hoạch bảo vệ lực lượng nổi dậy và người dân tại các thành phố bị quân đội Syria bao vây...

Sự thay đổi chế độ do bên ngoài ép buộc sẽ không bao giờ mang lại lợi ích cho phần lớn người dân Syria. Trung Đông sẽ rơi vào tình trạng bất ổn nếu tình hình Syria không lắng dịu. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng Syria thật không đơn giản, nhất là khi chính quyền của Tổng thống B.A.Assad đang phải đương đầu cùng lúc với hai gọng kìm "nội công, ngoại kích".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria: Khó khăn gấp bội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.