(HNM) - Ngày 9-7, tại La-ki-la (I-ta-li-a), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) đã bắt đầu cuộc họp với Nhóm các nền kinh tế đang phát triển mạnh nhất thế giới (G5) nhằm tìm kiếm lập trường chung về chống nghèo đói và biến đổi khí hậu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh G5 gây sức ép buộc G8 nhượng bộ về vấn đề tài trợ chống nghèo đói và biến đổi khí hậu.
(HNM) - Ngày 9-7, tại La-ki-la (I-ta-li-a), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) đã bắt đầu cuộc họp với Nhóm các nền kinh tế đang phát triển mạnh nhất thế giới (G5) nhằm tìm kiếm lập trường chung về chống nghèo đói và biến đổi khí hậu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh G5 gây sức ép buộc G8 nhượng bộ về vấn đề tài trợ chống nghèo đói và biến đổi khí hậu.
Tuyên bố của G5, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Nam Phi và Mê-hi-cô được soạn thảo trước cuộc họp, kêu gọi các ngân hàng và thể chế tài chính quốc tế khác sử dụng những nguồn vốn được tăng cường mới đây để giúp đỡ các nước đang phát triển phải chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Bước đầu, trong dự thảo tuyên bố chung, hai nhóm đã nhất trí chống lại các hình thức bảo hộ đang được nhiều nước áp dụng để thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-xin muốn thảo luận về đồng tiền dự trữ quốc tế mới, thay thế đồng USD.
Về chủ đề biến đổi khí hậu, lãnh đạo các nước bám vào mục tiêu đã được G8 nhất trí trong ngày họp đầu tiên, là hạn chế nhiệt độ trái đất gia tăng ở mức dưới 2oC so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, nhưng không muốn đưa ra thêm bất kỳ cam kết nào trước khi diễn ra hội nghị mang tính chất quyết định của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vào tháng 12 tới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.