Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đường Nguyễn Trãi

ANHTHU| 03/06/2004 07:40

Tên một đường lập năm 1980, dài 2170m, chạy từ Ngã Tư Sở (chỗ giáp nhau của Đường Trường Chinh - đường Láng - phố Tây Sơn) vìa thị xã Hà Đông, thuộc quận Thanh Xuân

Đường Nguyễn Trãi
Ảnh: P.Thảo

Tên một đường lập năm 1980, dài 2170m, chạy từ Ngã Tư Sở (chỗ giáp nhau của Đường Trường Chinh - đường Láng - phố Tây Sơn) vìa thị xã Hà Đông, thuộc quận Thanh Xuân

Đường này có từ lâu đời (nhưng không có tên) vì là đoạn đầu con đường Thượng đạo (còn gọi là Lai Kinh), nối kinh thành Thăng Long với các trấn phía Nam. Năm 1980 đường được mang tên là Nguyễn Trãi. Dọc trên đường này, chỗ gần Ngã Tư Sở có khu công nghiệp Thượng Đình bao gồm các nhà máy: Cơ khí Hà Nội, Cao su Sao Vàng, Thuốc lá Thăng Long, Xà phòng. Bóng đèn phích nước, được xây dựng từ năm 1955. Ngày nay, đoạn từ Ngã Tư Sở đến Bắc Thanh Xuân, đường đã được mở rộng. Cùng với các nhà máy trên, trên trục đường này còn có một loạt các nhà máy khác như: Nhà máy dụng cụ số 1, ô tô Hoà Bình, Giày vải Thượng Đình, Giày da, Dệt mùa đông, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.

Hai bên đường đều là đất Kẻ Mọc - tên gọi của 6 làng khác nhau: Giáp Nhất, Cự Lộc, Chính Kinh và Quan Nhân (bên phía Bắc); Thượng Đình và Hạ Đình (bên phía Nam) huyện Từ Liêm trước đây. Đoạn đầu đường có 2 cầu bắc qua sông Tô Lịch là Cầu Nhân Mục, mà dân quen gọi Cống Mọc và Cầu Mới (ngay trước Ngã Tư Sở đầu đường Nguyễn Trãi).

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một nhà chính trị, nhà quân sự, đồng thời là một nhà văn hoá, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có tên hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ Thái học sinh (1400) được bổ nhiệm là Chánh trưởng ngự sử đài, là con trai của Nguyễn Phi Khanh. Khi quân Minh sang xâm lược Việt Nam, bắt Nguyễn Phi Khanh đem về Tàu, ông vào Lam Sơn, Thanh Hoá theo Lê Lợi và là một trung thần của nhà lê về sau. Ông được nhà vua tin dùng và phong tới chức Nhập nội hành khiển. Ông để lại nhiều tác phẩm viết về chính trị, lịch sử, địa lý, ngoại giao cùng nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm…có giá trị rất lớn về nội dung và nghệ thuật, nổi bật là Bình Ngô Đại cáo, Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập…Ông bị nạn "Chu di tam tộc" mất năm 1442, dưới thời Lê Thái Tông con Thái tổ Lê Lợi. Đến đời cháu Lê Lợi là Lê Thánh Tông (1460- 1497), ông được minh oan. Ông được thế giới coi là vị anh hùng dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hoá thế giới

Trích Từ điển đường phố Hà Nội

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đường Nguyễn Trãi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.