Được mệnh danh là
Hình ảnh phổi của một bệnh nhân COPD giai đoạn cuối.
Những kinh nghiệm trong chẩn đoán phân biệt giữa (COPD) và bệnh hen phế quản lần đầu tiên được chính thức đưa ra trao đổi, thảo luận với các bác sĩ chuyên ngành hô hấp tại hội thảo "Cập nhật chẩn đoán và điều chị COPD do Bệnh viện Lao và Bệnh phối Trung ương và Công ty Boehringer Ingelheim tổ chức sáng 22/5tại Hà Nội. Những kinh nghiệm trong việc điều trị thực tế này sẽ hết sức có ý nghĩa với các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ thuộc tuyến cơ sở trong việc khắc phục sự nhầm lẫn trong chẩn đoán giữa COPD và hen phế quản.
COPD - "sát thủ vô hình"
Hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh COPD cao nhất. Cứ 100 bệnh nhân COPD thì có khoảng 90 bệnh nhân là người hút thuốc. Những người hít phải khói thuốc lá thụ động, nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng 10 - 43%. Nhóm cónguy cơ cao nữa là những người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, hơi,khí độc trong môi trường làm việc. Ở nước ta, công nhân khai thác than, nhựa, thủy tinh có nguy cơ mắc bệnh COPD rất cao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì có hơn 600 triệu người trên thế giới hiện đamg mắc bệnh COPD và tỷ lệ tử vong lên đến 3 triệu người mỗi năm.COPD là căn bệnh gây tử vong cao thứ tư trên thế giới sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Trong khi lao và HIV/AIDS đang có xu hướng giảm thì khoảng 20 năm tới, COPD lại có khuynh hướng tăng.Tại khu vực Châu Á T hái Bình Dương, hơn 6% dân số mắc bệnh COPD. Tỷ lệ người mắc bệnh này ở nước ta lớn hơn 6% do tỷ lệ người hút thuốccao.
Các số liệu cụ thể cho thấy số bệnh nhân COPD năm sau tăng hơn năm trước. Riêng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ Chí Minh, trong năm 2002 có 4.210 bệnh nhân COPD, so với3.077 bệnh nhân năm 2001 và 2.200 năm 200. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số bệnh nhân COPD chiếm 20% bệnh nhân trong khoa hô hấp và số bệnh nhân này cũng chiếm tới 25% tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, có một "nghịch lý" trong khi bệnh đang tăng lên thì những hiểu biết của bệnh lại gần như không có. Một cuộc khảo sát lần đầu tiên về bệnh COPD của Công ty Boehringer Ingelheim thực hiện vào quý II năm 2003 tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải PHòng, Đà Nẵng và Cần Thơ cho thấy 83% đối tượng khảo sát vẫn chưa biết gì về căn bệnh COPD. Ngoài ra, phần còn lại, 17% có biết về COPD nhưng lại không hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân chính gây bệnh và các dấu hiệu phát bệnh.
Đâu là nguyên nhân của sự nhầm lẫn?
Khác với hen phế quản, COPD là bệnh có nguyên nhân chính là do thuốc lá, trong khi bệnh hen được ghi nhận là do dị ứng và có nguồn gốc di truyền. Đặc biệt, ở bệnh nhân COPD, sự tổn thương ở phổi không thể phụchồ, trong khi đó bệnh nhân hen thường có nhiều cơ may phụchồi khi được điều trị đúng đắn
Tuy nhiên, có nhiều biểu hiện giống nhau giữa bệnh COPD và hen phế quản là những cơn khó thở, ho... do đó, COPD thường bị nhầm lẫn là hen phế quản. Theo các chuyên gia y tế đầu ngành, tại một số cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, do thiếu thốn các phương tiện chẩn đoán cần thiết nên việc chẩn đoán thường không chính xác dẫn đến điều trị chưa hiệu quả và gây tốn kém nhiều cho bệnh nhân.
"COPD thường tiến triển âm thầm, với các triệu chứng không đáng kể như ho, khạc đờm nên thường bỏ qua. Khi có triệu chứng khó thở khi gắng sức là bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Khác với bệnh hen phế quản, những tổn thương ở phổi và những rối loạn chức năng hô hấp trong COPD một khi đã xuất hiện thì không thể phục hồi được" - TS Ngô Quý Châu, Khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ở bệnh nhân hen phế quản cơn khó thở thường diễn ra theo từng cơn và bệnh nhân thường dễ dàng tham gia vào các hoạt động hàng ngày khi cơn khó thở đi qua, trong khi đó, bệnhnhân COPD thường không có cơ hội này,khi mà các cơn khó thở gần như thường xuyên và diễn ra bất kể lúc nào. Ngoài ra, các bác sĩ cũng nhận thấy rằng, COPD thường phát bệnh ở độ tuổi sau 45, sau nhiều năm âm thầm tấn công bệnh nhân, còn ở hen phế quản, phần lớn các bệnh nhân phát hiện bệnh ở tuổi nhỏ.
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể chữa lành bệnh COPD. TUổi thọ của người mắc phải căn bệnh này tùy thuộc vào khả năng làm việc của phổi ngay vào thời điểm được chẩn đoán. Do vậy, việc phát hiện sớm ra bệnh là vô cùng cần thiết. Nhờ máy hô hấp ký, người ta có thể phát hiện bệnh 20 năm trước khi có cơn khó thở. Nhờ vậy việc điều trị trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Xu hướng điều trị COPD ngày nay tại các nước phát triển thường là kết hợp giữa yêu cầu bệnh nhân ngưng hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc và sử dụng liệu pháp giãn phế quản bằng các thuốc kháng cholinergic do phù hợp với cơ chế sinh bệnh COPD. Tuy nhiên, việc phòng ngừa hữu hiệu nhất vẫn là không hút thuốc, kế đến là giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với khói, bụi từ môi trường cũng như các khói đốt và hơi độc trong môi trường sản xuất.
Triệu Hoa
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.