(HNM) - Hai họa sĩ gặp nhau ở Paris từ năm 1987 và tháng 11 này họ có cuộc triển lãm hội ngộ tại Ngôi nhà Nghệ thuật 31 Văn Miếu, Hà Nội.
Đêm ở nhà máy - Pages.
Tên tuổi của nữ đại sứ Tây Ban Nha Soledad Fuentes đã trở nên quen thuộc trong giới mỹ thuật Hà Nội sau ba cuộc triển lãm của bà tại Hà Nội cũng như rất nhiều sự kiện nghệ thuật do đại sứ quán Tây Ban Nha, mà bà là người đứng đầu, tổ chức. Ẩn chứa bên trong vẻ ngoài nhẹ nhàng, lịch thiệp của một nhà ngoại giao là tâm hồn mãnh liệt, đầy mơ mộng của một nghệ sỹ tạo hình.
Tại cuộc triển lãm lần này,
Chất lượng ánh sáng trong các tác phẩm của bà chứng tỏ cho một phong cách thể hiện sinh động và bằng chứng cho một niềm vui sống không thể lý giải được. Những hình khối này, với những nét vẽ sinh động và uyển chuyển, đứng từ góc độ tâm lý, tượng trưng cho sự phóng khoáng, tự do và mở rộng của cả thể xác lẫn tâm hồn trong vũ trụ. Màu sắc ở đây đóng vai trò chủ đạo: Chúng vẽ và thậm chí mang tới sự hiện diện cho các hình khối. Các hình khối và màu sắc này được kết hợp hài hòa với nhau, làm nảy nở trạng thái tinh thần thanh tịnh, môi trường hài hòa nhưng thi thoảng cũng biến thành các hình thái nổ tung”.
Trái ngược với những trạng thái chuyển động của nét vẽ cũng như màu sắc tươi sáng lạc quan trong các tác phẩm của Soledad Fuentes là thế giới công nghiệp nâu xám, trầm mặc, tĩnh lặng trong tranh của Pere Pages. Sinh ra và lớn lên tại
Con người trở nên cô đơn, lạc lõng. Cách dùng sáng tối đậm mang lại những kích thước kịch tính cho các khoảng không bị đóng kín này, trong đó thấp thoáng những bóng người bé li ti như côn trùng bị đè nặng bởi sự khổng lồ của cái thành phố - pháo đài - nhà tù vô nhân tính này. Pages mang lại cho chúng ta một cái nhìn bi thảm sâu sắc về một xã hội hậu công nghiệp hiện đại với phép ẩn dụ hội họa của một thế giới thành thị trống rỗng, ban đêm, chỉ được chiếu sáng bằng những chùm đèn mảnh dẻ và dài ngoẵng hoặc một vài bóng đèn nhỏ yếu ớt, le lói. Nhà phê bình nghệ thuật Elisee Trenc viết về tranh của Pages: “Sự hiện diện của một thông điệp nhân văn trong tác phẩm của Pages không thể làm chúng ta quên rằng các tác phẩm của ông, trước hết là sự hội ngộ kỳ diệu trên vải của một chủ đề hội họa, một cấu trúc vô cùng phong phú, một gam màu hài hòa trong đó tông màu đóng vai trò chủ đạo. Trong Pages có sự hài hòa này, sự thống nhất giữa bề ngoài và chiều sâu đã làm nên giá trị và sự công nhận cho tác phẩm nghệ thuật của ông”.
Hai phong cách nghệ thuật của một họa sỹ nữ và một họa sỹ nam, hai chủ đề nghệ thuật về thiên nhiên và cuộc sống con người. Một người ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên trong những chuyển động của ánh sáng và màu sắc, một người gây “sốc” về cảm xúcvà làm thức tỉnh lương tâm về sự phá hủy môi trường do con người gây ra trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa bằng bố cục tĩnh lặng và ánh sáng trầm mặc. Và nhưElisee Trenc nói: “Chúng ta đang đứng trước những tác phẩm nổi bật bởi vẻ đẹp sâu sắc và bi thảm của chúng”.
Nguyễn Thu Thủy
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.